"CÓ MỘT CỤ GIÀ…." & Tâm sự cuộc sống về già & Chọn lựa cơn bão cho mình

Ngày đăng: 2:47 PM - 19/04/2023

 

"CÓ MỘT CỤ GIÀ…."
Có một Cụ Già, mà khi gặp Cụ, các Đức Giám Mục đã cúi mình xuống và niềm nở chuyện trò.
Có thể là hình ảnh về 2 người
Cụ già đó chính là Giáo sư Stêphanô NGUYỄN KHẮC DƯƠNG, nguyên trưởng Ban Triết học và Quyền Khoa trưởng Văn khoa của Đại học Đàlạt trước 1975; người đã góp công rất lớn trong việc đào tạo nên những nhà tri thức cho Giáo hội và xã hội.
Có rất nhiều Tu sĩ, Linh mục và cả Giám Mục… đã là môn sinh của thầy. Tuy nhiên, “Gia tài” mà cụ để lại không phải chỉ là những kiến thức uyên bác, nhưng là một chứng nhân của đức tin, một tình yêu cao cả mà cụ dành cho Chúa và Hội Thánh.
Thầy Nguyễn Khắc Dương sinh ngày 24-9-1925, trong một gia đình Nho Giáo tri thức. Tuổi thơ thầy sống với cha mẹ tại làng Thịnh Xá, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; trực thuộc Giáo họ Bình Hòa, Giáo xứ Đông Tràng, Giáo phận Vinh.
Sinh ra trong một gia đình Nho Giáo nên từ nhỏ, thầy Khắc Dương không mấy thiện cảm với Đạo Kitô giáo, thậm chí là khinh thường Kitô giáo. Tuy nhiên, nhờ được học trong trường Thiên Hựu ở Huế, thầy đã có cơ hội tìm hiểu về Đạo và lãnh nhận bí tích Rửa tội ngày 9 tháng giêng năm 1949, tại nhà thờ Nghĩa Yên.
Việc trở thành người Kitô hữu của thầy Khắc Dương, đã gặp sự chống đối rất lớn từ gia đình và dòng họ, nhất là mẹ của thầy. Bà mẹ chất vấn thầy rằng: “Ông bà tổ tiên của mày có tội gì, mà mày phải cúi đầu cho người ta rửa tội nguyên tổ? , Tội của mày là tội bất hiếu, tội này có cạo hết tóc trên đầu cũng không sạch được, vậy chỉ một chút nước trên đầu thì sao mà rửa sạch được chứ”.
Lý giải về việc “bỏ” gia đình để theo Đạo, thầy Khắc Dương có lần chia sẻ rằng: Nho Giáo là một tôn giáo dành cho người tri thức, sống thanh cao và sống “trên" người khác; không dành cho người bình dân. Phật Giáo thì quan niệm rằng Đời Là Bể Khổ, nên phải tránh Đời, tự bản thân tìm sự giải thoát cho riêng mình. Còn Kitô giáo thì ngược lại, Chúa Giêsu vốn là Con Thiên Chúa nhưng đã bước vào đời, sống như một người nghèo, chia sẻ thân phận làm người của con người, vui niềm vui của con người, đau nỗi đau của phận người và yêu con người một cách say đắm đến nỗi sẵn sàng chết vì yêu con người... Đây là một tôn giáo gần với con người, gắn liền với con người, là đạo của tình yêu...
Một vài nét như thế, để ta hiểu hơn về con người của Cụ Già này, và để hiểu vì sao khi gặp Cụ, các Đức Giám Mục đã bước tới, cúi mình xuống và thăm hỏi chuyện trò..!

Khi gặp gỡ các bạn trẻ đang yêu, ta có thể nhận ra sự tươi mới và ấm áp trong lòng họ. Khi sống trong tình yêu, những người ấy tỏa ra một năng lượng sống tích cực, mà người xung quanh có thể cảm nhận được. Niềm vui và hạnh phúc trong lòng họ, chiếu tỏa rạng rỡ trên cả khuôn mặt. Còn với những bạn đang phải đối diện với mối tình tan vỡ, họ thấy cả bầu trời như tối sầm lại. Con tim trở nên chai cứng và đôi mắt chỉ hướng về những điều tiêu cực.

Dẫu biết rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng! Nhưng làm thế nào, đừng để cho nỗi buồn che mờ và đánh cắp mất niềm hy vọng trong lòng chúng ta?

Sau cái chết tức tưởi của Thầy Giê-su, các môn đệ đóng kín cửa lòng và sống trong thất vọng. Bao kỳ vọng nơi Thầy kính yêu, nay trở thành nỗi thất vọng cay đắng. Họ thấy mình, như những kẻ bại trận. Lời mời gọi „hãy theo Thầy” ngày nào với bao ước mơ đẹp, nay chỉ còn lại sự thật phũ phàng, đầy bế tắc và hụt hẫng. Họ muốn bỏ cuộc, và trở về với nhịp sống thường ngày trước đây. Nhưng Đức Giê-su Phục Sinh không bao giờ bỏ rơi các môn đệ của mình.

Chúa Nhật thứ ba mùa Phục Sinh,[1] chúng ta đọc câu chuyện hai môn đệ trên đường Em-mau. Cuộc hành trình đặc biệt ấy, được thánh sử Lu-ca thuật lại một cách sống động và ẩn chứa nhiều biểu tượng sâu sắc. Độc giả được dẫn vào câu chuyện một cách khéo léo. Con đường từ Giê-ru-sa-lem đến làng Em-mau chừng mười một cây số. Đi bộ mất khoảng hai giờ. Một khoảng thời gian đủ để trò chuyện một cách nghiêm túc. Chúng ta bước vào câu chuyện, theo cái nhìn của Đức Giê-su, như một người „khách lạ” đến đồng hành với hai môn đệ. Trên con đường ấy, chúng ta sẽ nhìn thấy sự biến đổi nội tâm của hai môn đệ: Họ đi từ thất vọng ngậm ngùi, cho đến lòng mừng rỡ hân hoan.

Trước đây, các môn đệ kỳ vọng và hãnh diện vì được đi theo Thầy Giê-su. Một người giảng dạy có uy quyền và làm nhiều phép lạ. Họ nghĩ Ngài là Đấng Mê-si-a sẽ cứu dân Is-ra-el khỏi sự đàn áp của quân La-mã. Nhưng cái chết tức tưởi của Ngài trên thập giá đã đánh tan bao kỳ vọng của họ. Sự ra đi của Đức Giê-su để lại trong lòng các môn đệ một sự trống rỗng mênh mang, và thất vọng ê chề. Biến cố đau thương ấy đẩy họ vào sự hoài nghi và ngờ vực tột cùng. Đến nỗi, những tin đồn về sự phục sinh của Ngài, chỉ khiến họ thêm bối rối. Họ không thể tin, và không muốn bị lừa thêm một lần nữa!

Cho nên, chúng ta có thể hiểu phần nào lý do tại sao những lần hiện ra của Đức Ki-tô Phục Sinh với các môn đệ, hầu hết họ không nhận ra Ngài. Đâu có phải vì thân xác phục sinh của Ngài đã thay đổi hình dạng, khiến họ không nhận ra! Nhưng là do mắt của họ đang bị che khuất, đang bị mờ đi, vì nỗi buồn quá lớn về sự ra đi của Thầy Giê-su. Khi lòng rối bời, họ không nhận ra Đức Giê-su Phục Sinh đang đi bên cạnh!

Đức Giê-su kiên nhẫn giải thích cho họ tất cả những điều trong Kinh Thánh liên quan đến Ngài: Đấng Mê-si-a phải chịu đau khổ, bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại. Khi hiểu, con tim họ vui trở lại. Cuối cùng, mắt họ được mở ra khi Ngài bẻ bánh, và họ nhận ra Thầy Giê-su đang ở với mình.

Câu chuyện hai môn đệ trên đường Em-mau cho thấy rõ sự kết nối giữa hiểutin. Hai môn đệ biết những gì đã xảy ra với Đức Giê-su tại Giê-ru-sa-lem, nghe lời giải thích về các sự kiện ấy, và lòng các ông đã bừng cháy nên, nhưng mãi về sau này, các ông mới nhận ra sự hiện diện của Đức Giê-su. Như thế, hai môn đệ được dẫn đi một hành trình lớn lên trong đức tin và sống làm chứng cho điều mình tin. Sự hiểu biết giúp cho lòng tin thêm vững vàng và việc tham dự vào hồng ân bẻ bánh, mắt họ được mở ra, họ nhận ra sự hiện diện của Đức Ki-tô Phục Sinh; và họ bắt đầu sống cuộc đời chứng nhân.

Có thể tóm kết, câu chuyện Em-mau là „tiên báo” về việc cử hành thánh lễ, cũng như tất cả các nghi thức phụng vụ khác trong Giáo hội. Đời sống đức tin của người ki-tô hữu cần được nuôi dưỡng từ Lời Chúa và các bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể. Bên cạnh đó, chúng ta được mời gọi: không ngừng học hỏi những điều liên quan đến đời sống đức tin.

Câu chuyện hai môn đệ trên đường Em-mau là câu chuyện hành trình đức tin của mỗi người chúng ta. Trong đời sống đức tin, ai cũng có những bối rối và phải đấu tranh với nghi ngờ trong lòng mình. Kinh nghiệm của hai môn đệ trên đường Em-mau mời gọi mỗi chúng ta: hãy rút ra bài học thiêng liêng cho riêng mình về cách thăng tiến trong đời sống đức tin, và xây dựng mối tương quan cá vị với Thiên Chúa. Hai môn đệ đã suy ngẫm Lời Chúa để hiểu, để tin và được mở mắt. Mỗi người chúng ta cũng cần lặp đi lặp lại hành trình này bằng cách: dành thời gian suy ngẫm Lời Chúa, học lắng nghe tiếng Chúa, và để cho Lời Chúa biến đổi đời sống chúng ta.

Lạy Chúa Ki-tô Phục Sinh, Ngài đã hiện ra để củng cố sự hiểu biết và tăng thêm niềm tin cho các môn đệ. Xin giúp chúng con mỗi ngày hiểu biết về Chúa hơn. Nhất là sự hiểu biết về mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh, để hồng ân sự sống mới bừng cháy trong tâm hồn và sinh nhiều hoa trái trong cuộc sống mỗi người chúng con. Amen.

Lm. Giu-se Trần Văn Ngữ, SJ

[1] Tin Mừng Chúa Nhật III mùa Phục Sinh Năm A: Đức Giê-su hiện ra với hai môn đệ trên đường Em-mau (Lc 24,13-35).

https://dongten.net/suy-tu-tin-mung-cn3-psa-bai-hoc-tren-duong-em-mau/
CÀNG ĐỌC CÀNG THẤY HAY.
Không có mô tả ảnh.
1. Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên. Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, SỨC KHOẺ là của mình.
2. Lúc về già mình nên quan tâm đến BẢN THÂN, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn và thích thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
3. Lúc về già mình sẽ SỐNG GẦN CON mà không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ sống với...vợ. Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình hỗ trợ, quyết không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ.
4. Lúc về già... rất già, nên đặt một chỗ ở một trung tâm DƯỠNG LÃO nào đó. Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm để được chăm sóc y tế tốt và có nhiều cơ hội vui chơi bên bạn đồng trang lứa.
5. Lúc về già nên và chỉ nói hai chữ "ngày xưa" (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với BẠN đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi. Với tụi trẻ chỉ nói "ngày mai" và chỉ trả lời khi chúng hỏi. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già. Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.
6. Lúc về già, mình sẽ dành thời gian đi THĂM QUAN những vùng đất mà chưa bao giờ đặt chân đến.
7. Lúc về già mình phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “CON CHIM BAY LƯỢN”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.
8. Lúc về già đừng bao giờ đến CƠ QUAN CŨ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt.
9. Lúc về già cần HIỂU rõ:
- Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.
- Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.
- Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ. Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, mình phải coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, mà không mong báo đáp, chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
- Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu. Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi. Vậy nên cần chuẩn bị tài chính để sẵn sàng thuê người chăm sóc để con cái đỡ vất vả vì mình.
- Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….). Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh). Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống. Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.
- Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy tích cực là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy lạc quan để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
- “Hoàn toàn khỏe mạnh” là thân thể, tâm lý và đạo đức đều khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
10. Lúc về già mình sẽ thực hiện : 3 QUÊN, 4 CÓ, 5 KHÔNGvà 6 VỊ BÁC SĨ .
- 3 QUÊN
* Một quên mình tuổi đã già
Sống vui, sống khỏe, lo xa làm gì.
* Hai là bệnh tật quên đi
Cuộc đời nó thế, việc gì nhọc tâm
* Ba quên thù hận cho xong
Ăn ngon ngủ kỹ để lòng thảnh thơi.
- 4 CÓ
* Một nên có một gia đình
Vì không – homeless – người khinh lẽ thường
* Hai cần phải có nhà riêng
Đói no cũng chẳng làm phiền dâu, con
* Ba là trương mục ngân hàng
Ít nhiều tiết kiệm an thân tuổi già
* Bốn cần có bạn gần xa
Tri âm, tri kỷ để mà hàn huyên.
- 5 KHÔNG
* Một không vô cớ bán nhà
Dọn vào chung chạ la cà với con
* Hai không nhận cháu để trông
Nhớ thì thăm hỏi bà, ông, cháu mừng
* Ba không cố gắng ở chung
Tiếng chì, tiếng bấc khó lòng tránh lâu
* Bốn không từ chối yêu cầu
Ít nhiều quà cáp con, dâu, cho mình
* Năm không can thiệp nhiệt tình
Đời tư hay việc riêng phần của con.
- 6 VỊ BÁC SĨ TỐT NHẤT TRONG ĐỜI :
* Ánh nắng mặt trời
* Nghỉ ngơi
* Thể dục
* Ăn uống điều độ
* Tự tin
* Bạn bè
Cuối cùng luôn xác định TƯ TƯỞNG:
“Sinh - bệnh - lão - tử” là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống đàng hoàng để không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu CHẤM HẾT THẬT TRÒN ●

CHỌN LỰA CƠN BÃO CHO MÌNH

 https://giaophanlongxuyen.org/tin-tuc/chon-lua-con-bao-cho-minh.html

Thiên Chúa của chúng ta tôn vinh cả hỗn loạn và trật tự, chính vì thế, giữ cho cả hai trong thế căng thằng là một điều lành mạnh. 

 

 

“Chúng ta chỉ sống, chỉ ngạc nhiên, bị nuốt trọn trong ngọn lửa hoặc ngọn lửa”.

T.S. Eliot đã viết dòng này, và gợi ý rằng lựa chọn của chúng ta trong đời này không phải là giữa bình yên và cơn bão, mà là cơn bão này hay cơn bão kia.

 

Dĩ nhiên ông nói đúng, nhưng đôi khi cần thay đổi phép ẩn dụ này: Chúng ta sống trong một thế giới kẹt giữa hai vị thần rất mạnh và rất khác biệt, là hỗn loạn và trật tự.

 

Hỗn loạn là thần của lửa, sinh sôi, liều lĩnh, sáng tạo, đổi mới hoặc buông bỏ. Hỗn loạn là thần của sự hoang dại, đem đến sự hỗn loạn và rối ren. Hầu hết nghệ sĩ thờ phụng thần này. Hỗn loạn còn là thần của sự thao thức, bồn chồn và tan rã. Thật vậy, hỗn loạn hoạt động bằng sự tan rã những gì ổn định. Hỗn loạn thường được những người người có tâm thức tự do tôn thờ.

 

Trật tự là thần của nước, của sự thận trọng, thanh tẩy, thường thức, ổn định và bám víu. Trật tự là thần của quy tắc, thích hệ thống và một mái nhà không dột. Trật tự thường được những người có tâm thức bảo thủ tôn thờ. Ít nghệ sĩ hướng về trật tự, nhưng thế giới kinh doanh và giáo hội đã bù đắp quá đủ cho phần này. Nhìn chung, trật tự là thần của họ. Trật tự cũng có thể là thần của sự tẻ nhạt, dè dặt và khắt khe. Với trật tự, ta không bao giờ bị tan rã, nhưng có lẽ sẽ thấy ngột ngạt. Tuy nhiên, dù không đem lại nhiều sự phấn khích, thần trật tự giữ cho nhiều người được tỉnh trí và sống.

 

Hỗn loạn và trật tự, lửa và nước, không ưa nhau lắm. Tuy nhiên, cả hai đều yêu cầu ta phải tôn thờ. Thật không may, như mọi thần linh phiến diện, cả hai đều muốn chiếm lấy tất cả chúng ta, nhưng nếu chúng ta chịu quy phục như thế thì rất nguy hiểm.

 

Trung thành với một trong hai một cách tuyệt đối, thường dẫn đến sự tự diệt. Khi hỗn loạn nắm quyền và không có trật tự kiểm soát, thì sự tan rã về tinh thần và tình cảm sớm bao trùm lên ta một bóng tối thường không thể nào vượt qua nổi. Và đó chính là ý nghĩa của tan rã. Ngược lại, khi trật tự hoàn toàn triệt tiêu hỗn loạn, trở nên một nhân đức tự diệt đóng giả làm Thượng đế, thì nó hút cạn sức sống của hân hoan và khả thể.

 

Tôn thờ chỉ một trong hai là rất nguy hiểm. Cả hai đều cần thiết. Linh hồn, giáo hội, đời sống thực tế, cơ cấu xã hội và cả tình yêu đều cần đến sự hòa trộn của cả hai, cả lửa và nước, cả hỗn loạn và trật tự. Quá nhiều lửa thì sẽ cháy, sẽ tan rã. Quá nhiều nước và chẳng có gì đổi thay, thì sự nhẫn tâm ngự trị. Quá nhiều buông bỏ thì sự siêu phàm của tình yêu trở nên rẻ rúng, quá nhiều dè dặt thì tình yêu chỉ còn là thứ khô khan héo hắt. Không, cả hai đều cần thiết, cả trong đời sống thực tế, trong đời sống tình yêu, trong giáo hội, luân lý, kinh doanh và chính phủ. Liều lĩnh và thận trọng, nhạc rock và nhạc bình ca, cả hai đều chứa đựng tiếng thì thầm của Thiên Chúa. Không phải tình cờ mà chúng ta kẹt giữa hai thứ này.

 

Và đây cũng không có gì là bất ngờ, vì Thiên Chúa, Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, là Thiên Chúa của cả hai, cả lửa và nước, cả hỗn loạn và trật tự, cả tự do và bảo thủ, cả tình yêu trong trắng và hoang đàng. Thiên Chúa là điểm quy chiếu và cũng là nguyên tắc cho sự đổi mới, tươi mới và hồi sinh.

 

Thánh Tôma Aquinô từng định nghĩa tâm hồn con người là cấu thành từ hai nguyên tắc, nguyên tắc của sinh lực và nguyên tắc của sự dung hợp. Một nguyên tắc giữ cho chúng ta sống và nguyên tắc kia giữ chúng ta cố kết. Hai nguyên tắc này, dù có căng thẳng với nhau, nhưng vô cùng cần đến nhau. Một tâm hồn lành mạnh giữ cho cho chúng ta có sinh lực, háo hức sống, nhưng một linh hồn lành mạnh cũng giữ cho chúng ta cố kết, biết mình là ai. Tâm hồn chúng ta cần đem lại cho chúng ta sinh lực và sự toàn vẹn, lửa và keo.

 

Thiên Chúa là tình yêu, và tình yêu muốn và cần cả trật tự lẫn hỗn loạn. Tình yêu luôn muốn xây dựng mái ấm, yên ổn, tạo một nơi yên bình, vững vàng và thanh sạch. Trong chúng ta có khát khao thiên đàng, do đó tình yêu hướng về trật tự. Nó muốn tránh sự tan rã về tình cảm và tinh thần. Nhưng tình yêu cũng hướng về sự hỗn loạn. Trong tình yêu có gì đó muốn buông bỏ, muốn bị chiếm lấy, muốn bỏ đi những giới hạn, muốn cái mới, cái lạ và muốn buông bỏ con người cũ. Đó là một nguyên tắc mang tính sinh sôi trong tình yêu đã giúp duy trì nhân loại này!

 

Thiên Chúa của chúng ta tôn vinh cả hỗn loạn và trật tự, chính vì thế, giữ cho cả hai trong thế căng thằng là một điều lành mạnh. Để được lành mạnh, chúng ta cần đưa cả hai lại với nhau trong lòng mình, và không phải là kiểu đưa hai đảng đến bàn đàm phán, mà là theo kiểu hệ thống cao áp-thấp áp tạo nên một cơn bão. Sau cơn bão, trời lại sáng.

 

Trong giông tố, có sự sống và có Thiên Chúa. Trong giông tố, chúng ta khởi đầu, sự khởi đầu thông việc chìm vào ngọn lửa dữ dội của dục vọng và làn nước ngất ngây của sự quy phục.

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Ronald Rolheiser OMI