12 ĐẶC ĐIỂM CỦA THÁNH GIUSE & Hiệp Hành Theo Gương Thánh Giuse

Ngày đăng: 4:04 PM - 07/03/2023

12 ĐẶC ĐIỂM CỦA THÁNH GIUSE MÀ MỖI NGƯỜI CHA NÊN NOI GƯƠNG

12 đặc điểm của Thánh Giuse mà mỗi người cha nên noi gương | Thánh Giuse | hiệp thông Loan bao Tin mừng

Tác giả: Dolors Massot
Chuyển ngữ: Viết Thanh
Từ: aleteia.org (10.4.2021)

Hãy chiêm ngắm người cha trần thế của Chúa Giêsu để nhận ra vài lời khuyên cho các bậc làm cha.

Năm Kính Thánh Giuse mang đến một đại dương ân sủng của Chúa, bao gồm cả những bài học mà cánh đàn ông có thể học để trở nên một người cha tốt.

"Với trái tim người cha"

Đây là một năm hoàn hảo để đọc Tông thư được Đức Giáo Hoàng Phanxicô soạn thảo nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày công bố chọn Thánh Giuse là Bổn mạng của Giáo hội Hoàn vũ. Tông thư được đặt tên là “ Patris corde ,” trong Tiếng Việt là: “Với trái tim người cha” (đây là cụm từ mở đầu tông thư).

Năm Kính Thánh Giuse kéo dài đến ngày 8 tháng 12 năm 2021, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Khi đọc các sách Tin Mừng, chúng ta thấy khá ít tường thuật về Thánh Giuse. Tuy vậy, những tường thuật đó đủ để cho chúng ta thấy những nhân đức và những nét đặc trưng trong mối tương quan của ngài với Thiên Chúa, với Đức Trinh Nữ Maria và với Chúa Giê-su.

Trở nên một người cha tốt nhờ hiểu biết từ Thánh Giuse

Có bao giờ bạn tự hỏi làm thế nào để trở nên một người cha tốt nhờ vào gương sáng của Thánh Giuse? Trong bảng tóm tắt dưới đây, bạn sẽ tìm thấy 12 phẩm chất của Thánh cả Giuse có thể áp dụng vào cuộc sống của mỗi người cha:

1. NGƯỜI “CÔNG CHÍNH”

12 đặc điểm của Thánh Giuse mà mỗi người cha nên noi gương | Thánh Giuse | hiệp thông Loan bao Tin mừng

Đối với người Do Thái, thành ngữ "người công chính" ít nhiều tương đương với việc gọi ai đó là thánh. Thánh sử Matthêu dùng nó để mô tả Thánh cả Giuse (Mt 1,19). Ngài là một người luôn tìm kiếm để thấu hiểu và sẵn sàng thực thi Thánh ý Thiên Chúa, thậm chí phải trả giá bằng sự đau khổ và hy sinh. Chẳng hạn, chúng ta thấy Người luôn tuân giữ Luật Môsê trong Lễ Tiến Dâng Chúa Hài Đồng tại Đền thờ (Lc 2: 22,27,39). Ngài cũng vâng lời với cách đáp trả bốn thị kiến trong những giấc mơ mà Ngài đã được mặc khải (x. Mt 1,20; 2: 13,19,22).

2. NGƯỜI CHE CHỞ VÀ BẢO VỆ

12 đặc điểm của Thánh Giuse mà mỗi người cha nên noi gương | Thánh Giuse | hiệp thông Loan bao Tin mừng

Để bảo vệ Chúa Giêsu khỏi vua Hêrôđê, kẻ muốn giết Chúa Giêsu vì tin rằng Người sẽ chiếm đoạt ngai vàng của ông ta. Thánh Giuse quyết định chịu cảnh tha hương cùng Đức Maria và Chúa Hài đồng ở Ai Cập. Tại đó, ngài sẵn sàng sống như một người ngoại quốc trong khi là một người Do Thái (x. Mt 2,13-18) cho đến khi có điều kiện trở về quê hương Israel.

3. BÌNH DỊ

12 đặc điểm của Thánh Giuse mà mỗi người cha nên noi gương | Thánh Giuse | hiệp thông Loan bao Tin mừng

Khi trở về từ Ai Cập, Thánh Giuse không hoàn toàn tin vào những gì vua Hêrôđê con có thể làm với Hài Nhi Giêsu. Vì thế, Ngài chọn một cuộc sống bình dị và không gây chú ý tại Nazareth - một ngôi làng nhỏ. Đối với người Do Thái, Galilê không phải là một nơi có thế giá: họ cho rằng “không một ngôn sứ nào xuất thân từ Galilê cả” (Ga 7:52). Và chính Nathanael đã hỏi Chúa Giêsu, "Từ Nazareth làm sao có cái gì hay được?" (Ga 1,46) Thánh Cả Giuse chọn cuộc sống bình dị để tập trung vào một điều quan trọng: đó là Đấng Mêsia có thể hoàn tất sứ mệnh cứu chuộc của Người.

4. CON NGƯỜI HÀNH ĐỘNG

12 đặc điểm của Thánh Giuse mà mỗi người cha nên noi gương | Thánh Giuse | hiệp thông Loan bao Tin mừng

Thánh Giuse – một người thực tế, quyết đoán và giàu nghị lực. Ngài luôn phải đưa ra những quyết định khó khăn và quan trọng, chẳng hạn như, phải làm gì trong mối liên hệ giữa Ngài với Đức Trinh Nữ Maria khi phát hiện ra rằng Maria sắp sinh một con trai (Người là Con Thiên Chúa). Ngài phải lên kế hoạch cho chuyến đi Bêlem để đăng ký điều tra dân số trong khi Đức Maria đang mang thai. Và chúng ta có thể tưởng tượng Thánh Giuse đã phải thiết lập và tháo dỡ xưởng mộc của mình ở bất cứ nơi nào ngài đến để nuôi sống gia đình mình. Lòng nhiệt thành và quan điểm thiêng liêng của Thánh Giuse không mâu thuẫn với việc ngài là một con người hành động.

5. KHIÊM NHƯỜNG

12 đặc điểm của Thánh Giuse mà mỗi người cha nên noi gương | Thánh Giuse | hiệp thông Loan bao Tin mừng

Thánh Cả Giuse chắc chắn đã cố gắng làm những gì có thể để chuẩn bị thật chu đáo cho sự giáng sinh của Hài nhi Giêsu, nhưng vì sự việc lại diễn ra tại Bêlem, nên thánh nhân phải chấp nhận rằng Đấng Messia đã phải sinh ra trong máng cỏ vì “không tìm được chỗ trong nhà trọ” (Lc. 2: 7). Ngài thích nghi và cố gắng làm những gì tốt nhất cho Con Thiên Chúa trong cảnh huống này.

6. YÊU THƯƠNG

12 đặc điểm của Thánh Giuse mà mỗi người cha nên noi gương | Thánh Giuse | hiệp thông Loan bao Tin mừng

Ở bên cạnh Đức Trinh Nữ Maria, một người đàn ông có thể cư xử như thế nào khi hiểu hết được sự cao cả trong sứ mệnh của mình? Thánh nhân biết ngài đang chăm sóc Đức Mẹ một cách đặc biệt, Mẹ là mẹ của Chúa Giêsu – Đấng là Thiên Chúa thật và người thật. Ngài cũng ý thức rằng ngài mang trọng trách là cha nuôi của Đấng Messia. Chúng ta có thể thừa nhận Thánh Giuse là một người cha yêu thương, dịu dàng, gần gũi, ân cần, nhân hậu, vui vẻ, nhưng không làm giảm đi sức mạnh và quyền thế của mình.

7. CAN ĐẢM

12 đặc điểm của Thánh Giuse mà mỗi người cha nên noi gương | Thánh Giuse | hiệp thông Loan bao Tin mừng

Khi biết Đức Maria sẽ là Mẹ Thiên Chúa, Thánh Cả Giuse đã nhận lấy tư cách làm cha hợp pháp của Chúa Giêsu và làm theo lời sứ thần phán: “Ngươi phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu vì chính người sẽ cứu dân người khỏi tội lỗi của họ (Mt 1:21).

8. KHIẾT TỊNH

12 đặc điểm của Thánh Giuse mà mỗi người cha nên noi gương | Thánh Giuse | hiệp thông Loan bao Tin mừng

Thánh Giuse là người thuộc dòng dõi hoàng tộc trong dân Do Thái. Lẽ ra, ngài có thể có một cuộc hôn nhân đơm hoa kết trái và có những đứa con ruột. Nhưng Thiên Chúa có một dự định khác, và Thánh Giuse được chọn làm cha "nuôi" của Chúa Giê-su. Ngài sẽ giữ khiết tịnh, sẽ bảo vệ và cư xử với Đức Maria và Chúa Giêsu với lòng tôn trọng tuyệt đối. Và Thánh nhân sẽ hiến chính bản thân mình cho sứ mệnh này với tất cả trái tim của ngài. Đó là lý do tại sao Giáo hội đã đặt Thánh Giuse làm bổn mạng của các gia đình: bởi vì ngài biết không điều gì ngoài tình yêu đích thực nên ngự trị trong một gia đình.

9. THỰC HIỆN QUYỀN THẾ

12 đặc điểm của Thánh Giuse mà mỗi người cha nên noi gương | Thánh Giuse | hiệp thông Loan bao Tin mừng

Tin Mừng Thánh Luca cho chúng ta biết rằng, sau sự kiện tại Đền Thờ ở Giêrusalem (con trẻ bị thất lạc và cuối cùng được tìm thấy), Thánh Gia trở về nhà và Chúa Giêsu “sống cùng cha mẹ Người” (Lc 2:51). Thánh Giuse thi hành quyền thế trong khi biết rằng ngài đang trong vai trò làm cha của Đấng là Thiên Chúa của ngài. Và sau đó kết quả được trưng dẫn trong chính Tin Mừng: "Đức Giêsu ngày càng khôn lớn, và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến." (Lc 2:52).

10. ĐỜI SỐNG NỘI TÂM

12 đặc điểm của Thánh Giuse mà mỗi người cha nên noi gương | Thánh Giuse | hiệp thông Loan bao Tin mừng

Thánh Giuse phải làm việc, đi lại, nuôi sống gia đình hàng ngày, quan tâm khách hàng trong công việc làm mộc. Nhưng ngài không bao giờ sao lãng những giờ tương giao với Thiên Chúa: thánh nhân đặt câu hỏi, tìm kiếm câu trả lời và cách giải quyết, rồi ngài vâng theo. Ngài biết rằng trong ba người (Ngài, Đức Maria, Chúa Giêsu ), ngài là người cần Chúa nhất, và ngài không ngừng cầu nguyện. Trong cuộc sống hàng ngày, ngài tương giao trực tiếp với Chúa Giêsu và Mẹ Maria! Đó là lý do tại sao Thánh nhân là bậc thầy về đời sống nội tâm: Ngài có thể hướng dẫn chúng ta trong tình yêu thương.

11. CON NGƯỜI LAO ĐỘNG

12 đặc điểm của Thánh Giuse mà mỗi người cha nên noi gương | Thánh Giuse | hiệp thông Loan bao Tin mừng

Qua Tin Mừng, chúng ta biết rằng Chúa Giêsu là con của một bác thợ mộc (xem Mt 13:55). Thánh Giuse thuộc dòng dõi vua Đa-vít, nhưng ngài không giàu có và không sống cuộc sống như một người thừa kế: ngài đã làm việc bằng chính đôi tay của ngài để nuôi sống gia đình Nazareth. Ngài được biết đến như một người lao động tuyệt vời.

12. ĐÔI MẮT HƯỚNG VỀ THIÊN QUỐC

12 đặc điểm của Thánh Giuse mà mỗi người cha nên noi gương | Thánh Giuse | hiệp thông Loan bao Tin mừng

Thánh Giuse dâng mình cho những kế hoạch của Thiên Chúa, vì biết rằng điều quan trọng nhất trong cuộc đời là thi hành Thánh ý Thiên Chúa. Đó là tất cả những gì sẽ đưa ngài về thiên quốc. Ngài đã dẫn đưa gia đình mình lên đường và là người đầu tiên trong 3 người hoàn tất cuộc hành trình đời mình. Thật hợp lý khi nghĩ rằng khi ngài qua đời, Chúa Giêsu và Đức Mẹ đã ở cùng ngài. Đó là lý do tại sao ngày nay chúng ta có ngài là vị thánh bảo trợ cho một một cái chết lành; chúng ta cũng mong ước rời khỏi thế giới này như vậy, được bao quanh bởi Thánh Gia.
Nguồn: WHĐ (19.6.2021)

https://giaophanphucuong.org/thanh-giuse/12-dac-diem-cua-thanh-giuse-ma-moi-nguoi-cha-nen-noi-guong-%7C-thanh-giuse-26924.html

Bài 1. Thánh Giuse và môi trường nơi ngài sống | ĐGH Phanxicô | Thánh Giuse | hiệp thông Loan bao Tin mừng

Theo tin Tòa Thánh, trong buổi yết kiến chung ngày 17 tháng 10 tại Đại sảnh Phaolô VI, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khởi đầu loạt bài giáo lý mới về Thánh Giuse. Sau đây là bài đầu tiên của ngài, dựa theo bản tiếng Ý của Tòa Thánh:

Anh chị em thân mến,
chào anh chị em buổi sáng!

Ngày 8 tháng 12 năm 1870, Chân phước Piô IX tuyên phong Thánh Giuse là bổn mạng của Giáo hội hoàn vũ. 150 năm sau biến cố đó, chúng ta đang trải nghiệm một năm đặc biệt dành riêng cho Thánh Giuse, và trong Tông thư Patris cord, tôi đã thu thập một số suy gẫm về con người của ngài. Chưa bao giờ như ngày hôm nay, trong thời điểm được đánh dấu bằng một cuộc khủng hoảng hoàn cầu với nhiều thành tố đa dạng, ngài có thể là chỗ dựa, niềm an ủi và người hướng dẫn. Đó là lý do tại sao tôi quyết định dành một chu kỳ giáo lý cho ngài, điều mà tôi hy vọng sẽ giúp chúng ta hơn nữa để chúng ta được soi sáng bởi gương sáng và lời chứng của ngài. Trong một vài tuần, chúng ta sẽ nói về Thánh Giuse.

Có hơn mười nhân vật trong Kinh thánh mang tên Giuse. Người quan trọng nhất trong số này là con trai của Giacóp và Raken, người, trải qua nhiều thăng trầm, từ một nô lệ trở thành người quan trọng thứ hai ở Ai Cập sau pharaô (x. St 37-50). Tên Giuse trong tiếng Do Thái có nghĩa là “Chúa làm gia tăng, Chúa làm cho nó lớn lên”. Đó là một ước muốn, một phước lành được xây dựng trên sự tin tưởng vào ơn quan phòng và đặc biệt nói đến sự sinh thành và lớn lên của trẻ em. Thật vậy, chính cái tên này đã tiết lộ cho chúng ta một khía cạnh thiết yếu trong nhân cách của Thánh Giuse thành Nadarét. Ngài là một người đầy đức tin, tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Mọi hành động của ngài được Tin Mừng thuật lại đều được thi hành với niềm tin chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ “làm cho nó lớn lên”, Thiên Chúa sẽ “gia tăng” nó, Thiên Chúa sẽ “thêm vào”, nghĩa là Thiên Chúa sẽ chu cấp để thực hiện chương trình cứu rỗi của Người. Và, trong điều này, Thánh Giuse thành Nadarét rất giống ông Giuse nước Ai Cập.

Ngay cả những tài liệu tham khảo địa lý chính có nhắc đến Thánh Giuse: Bêlem và Nadarét, cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu con người ngài.

Trong Cựu Ước, thành phố Bêlem (Bethlehem) được gọi bằng tên Beth Lechem, tức là “Nhà của bánh mì”, hay còn gọi là Épratha, theo tên bộ tộc định cư trên lãnh thổ đó. Tuy nhiên, trong tiếng Ả Rập, tên này có nghĩa là “Nhà của thịt”, có lẽ là do số lượng lớn các đàn cừu và dê trong khu vực. Thực vậy, không phải ngẫu nhiên mà khi Chúa Giêsu sinh ra, các mục đồng là những nhân chứng đầu tiên của biến cố (x. Lc 2: 8-20). Dưới ánh sáng câu chuyện về Chúa Giêsu, những ám chỉ về bánh và thịt ám chỉ mầu nhiệm Thánh Thể: Chúa Giêsu là bánh hằng sống từ trời xuống (x. Ga 6:51). Chính Người sẽ tự nói về mình: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sự sống đời đời” (Ga 6:54).

Bêlem được nhắc đến nhiều lần trong Kinh thánh, bắt đầu từ Sách Sáng thế. Câu chuyện về bà Rút và bà Naômi, được thuật lại trong Sách Rút, một sách nhỏ nhưng tuyệt vời, cũng liên quan đến Bêlem. Bà Rút sinh một người con trai tên là Ôvét, từ ông này, sinh ra Giétse, cha của Vua Đavít. Và chính từ dòng dõi của Đavít mà có Thánh Giuse, cha hợp pháp của Chúa Giêsu. Do đó, về Bêlem, tiên tri Mikha đã báo trước những điều lớn lao: ” Phần ngươi, hỡi Bêlem Épratha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giuđa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Ítraen” (Mk 5: 1). Thánh sử Mátthêu sẽ tiếp nhận lời tiên tri này, ngài sẽ nối kết nó với câu chuyện về Chúa Giêsu cũng như sự ứng nghiệm hiển nhiên của nó.

Quả thật, Con Thiên Chúa không chọn Giêrusalem làm nơi nhập thể, mà là Bêlem và Nadarét, hai làng ngoại vi, cách xa tiếng ồn ào của tin tức và quyền lực thời bấy giờ. Thế mà Giêrusalem là thành phố được Chúa yêu thương (x. Is 62:1-12), là “thành thánh” (Đn 3:28), được Chúa chọn làm nơi cư ngụ (x. Dcr 3:2; Tv 132:13). Và quả thực, đây là nơi cư ngụ của các tiến sĩ Luật, kinh sư và người Pharisêu, các thượng tế và các kỳ lão trong dân (xem Lc 2:46; Mt 15:1; Mc 3:22; Ga 1:19; Mt 26:3).

Đây là lý do tại sao sự lựa chọn Bêlem và Nadarét cho chúng ta biết rằng vùng ngoại vi và bên lề đều được Thiên Chúa ưu ái. Chúa Giêsu không sinh ra ở Giêrusalem với toàn thể triều đình… không: Người sinh ra ở vùng ngoại ô và sống cả đời mình, tới 30 năm, ở vùng ngoại vi đó, làm thợ mộc, như thánh Giuse. Đối với Chúa Giêsu, những vùng ngoại vi và những người bị gạt ra ngoài lề đều được quí mến hơn. Không coi trọng thực tại này cũng tương tự như không coi trọng Tin Mừng và công trình của Thiên Chúa, những điều tiếp tục tự biểu lộ ở các vùng ngoại vi địa lý và hiện sinh. Chúa luôn luôn hành động bí mật ở ngoại vi, cả trong linh hồn chúng ta, ở ngoại vi của linh hồn, của các cảm xúc, có lẽ cả những cảm xúc khiến chúng ta xấu hổ; nhưng Chúa ở đó để giúp chúng ta tiến về phía trước. Chúa tiếp tục tự tỏ mình ra ở các vùng ngoại vi, cả những vùng ngoại vi địa lý lẫn hiện sinh. Đặc biệt, Chúa Giêsu đi tìm những người tội lỗi, vào nhà họ, nói chuyện với họ, kêu gọi họ hoán cải. Và Người từng bị khiển trách về điều này. Thực vậy, các luật sĩ có lần nói: “Hãy xem kìa, vị Thầy này, hãy nhìn vị Thầy này: Ông ngồi ăn với những kẻ có tội, lây bẩn thỉu, đi tìm những người tuy không làm điều ác nhưng phải chịu đựng hậu quả của nó: người bệnh, người đói, người nghèo, người cùng hết. Chúa Giêsu luôn luôn đi đến các vùng ngoại vi. Và chắc chắn Người phải cho chúng ta rất nhiều tin tưởng về điều đó, vì Chúa biết vùng ngoại vi của trái tim chúng ta, vùng ngoại vi của linh hồn chúng ta, vùng ngoại vi của xã hội chúng ta, thành phố của chúng ta, gia đình của chúng ta, tức là cái phần hơi mù mờ mà chúng ta hay dấu diếm, có lẽ vì xấu hổ.

Về mặt này, xã hội lúc bấy giờ không khác xã hội của chúng ta bao nhiêu. Ngay cả ngày nay vẫn có một trung tâm và một vùng ngoại vi. Và Giáo Hội biết rằng mình được kêu gọi để loan báo tin mừng từ các vùng ngoại vi. Vốn là một thợ mộc xuất thân từ Nadarét và là người tin tưởng vào kế hoạch của Thiên Chúa dành cho vị hôn thê của ngài và cho chính ngài, Thánh Giuse nhắc nhở Giáo hội chú ý đến những gì mà thế giới cố tình phớt lờ. Hôm nay thánh Giuse dạy chúng ta điều này: “Đừng quá nhìn vào những điều thế gian ca tụng, hãy nhìn vào những góc khuất, những bóng tối, hãy nhìn những vùng ngoại vi, những gì thế gian không mong muốn”. Ngài nhắc nhở mỗi người chúng ta phải quý trọng những gì người khác vứt bỏ. Theo nghĩa này, ngài thực sự là một bậc thầy dạy những điều cốt yếu: ngài nhắc nhở chúng ta rằng những gì thực sự có giá trị không thu hút sự chú ý của chúng ta, mà đòi hỏi sự biện phân kiên nhẫn để được khám phá và trân quí. Anh chị em hãy tìm hiểu giá trị của nó. Chúng ta xin ngài cầu bầu để toàn thể Giáo hội có thể phục hồi cái nhìn này, khả năng biện phân này, khả năng đánh giá điều cốt yếu này. Chúng ta ra đi từ Bêlem, chúng ta ra đi từ Nadarét.

Hôm nay, tôi muốn gửi một thông điệp đến tất cả những người đàn ông và đàn bà đang sống ở những vùng ngoại vi địa lý bị lãng quên nhất trên thế giới hoặc những người đang sống trong hoàn cảnh bị gạt ra ngoài lề hiện sinh. Mong các bạn tìm thấy nơi Thánh Giuse một nhân chứng và một người bảo vệ để tìm đến. Chúng ta hãy hướng về ngài với lời cầu nguyện sau đây, một lời cầu nguyện “tự chế” xuất phát từ trái tim:

Lạy thánh Giuse,
ngài luôn tin cậy nơi Chúa,
và ngài đã lựa chọn
được hướng dẫn bởi sự quan phòng của Người,
xin dạy chúng con đừng phụ thuộc quá nhiều vào các dự án của mình,
nhưng vào kế hoạch tình yêu của Người.

Ngài xuất phát từ vùng ngoại ô,
xin giúp chúng con hoán cải cái nhìn của chúng con
và thích những gì thế gian vứt bỏ và gạt sang bên lề.
Xin an ủi những người cảm thấy cô đơn
và hỗ trợ những người đang âm thầm dấn thân
để bảo vệ sự sống và phẩm giá con người. Amen.

Bản dịch Việt ngữ: Vũ Văn An
Nguồn: vietcatholicnews.org

https://giaophanphucuong.org/thanh-giuse/bai-1-thanh-giuse-va-moi-truong-noi-ngai-song-%7C-thanh-giuse-%7C-dgh-phanxico-31445.html

Tóm tắt những lời của Đức Thánh Cha:

Anh chị em thân mến: Trong năm Thánh Giuse này, hôm nay chúng ta bắt đầu một loạt bài giáo lý mới về người thợ mộc khiêm nhường ở Nazareth, cha nuôi của hài nhi Giêsu và là bổn mạng của Giáo hội Hoàn vũ. Trong tiếng Do Thái, tên Joseph (Giuse) gợi lên quyền năng của Đức Chúa Trời để mang lại sự phát triển và cuộc sống mới. Giuse dạy chúng ta hãy tin cậy nơi sự quan phòng của Thiên Chúa một cách lặng lẽ khi làm việc trong thế giới của chúng ta. Cuộc đời của ông chủ yếu gắn liền với hai thị trấn nhỏ, Bethlehem và Nazareth, nhắc nhở chúng ta rằng tình yêu ưu đãi của Thiên Chúa dành cho người nghèo và những người bên lề cuộc sống. Thiên Chúa đã chọn Bethlehem, thành của Đavít, làm nơi Con Ngài sinh ra dưới sự chăm sóc cẩn thận của Giuse, người thuộc nhà Đavít. Bằng cuộc đời và gương sáng của mình, Thánh Giuse nhắc nhở chúng ta rằng, trong thời đại của chúng ta, Giáo hội được kêu gọi để loan báo Tin Mừng về sự tái lâm của Chúa Kitô, bắt đầu từ những vùng ngoại vi hiện sinh của thế giới chúng ta. Những người nghèo và bị lãng quên ở giữa chúng ta có thể tìm đến anh ấy như một người hướng dẫn và người bảo vệ chắc chắn trong cuộc sống của họ. Chúng ta hãy cầu xin Thánh Giuse cầu bầu cho Giáo hội, để chúng ta luôn có thể lên đường từ Bethlehem một lần nữa, để nhìn thấy và đánh giá đúng những gì thiết yếu trong mắt Thiên Chúa.

Mùa Chay – Hiệp Hành Theo Gương Thánh Giuse

Mùa Chay – Hiệp Hành Theo Gương Thánh Giuse

Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB

Thánh Giuse là người được Thiên Chúa tuyển chọn cách đặc biệt. Nhờ có thánh nhân đứng ra bảo lãnh, mà Con Thiên Chúa đã vào trần gian cách hợp pháp, đàng hoàng. Nếu toàn thể Hội Thánh mắc nợ Đức Maria, vì nhờ Mẹ, mà Hội Thánh được đón nhận Đấng Cứu Độ, thì sau Đức Mẹ, thánh Giuse phải được biết ơn và tôn sùng hơn hết. Do đó, Hội Thánh dành trọn cả Tháng Ba để tôn kính Thánh Cả là một điều rất chính đáng. Đây là thời gian ân sủng, mà Chúa ban cho Hội Thánh, để chúng ta có dịp chiêm ngắm mẫu gương của Thánh Cả, mà học đòi bắt chước các nhân đức của ngài, nhất là trong Mùa Chay Thánh này và trong Tiến Trình Hiệp Hành mà Hội Thánh đang thực hiện.

 

TÊN THÁNH GIUSE – JOSEPH

J: Justice (Công chính)

O: Obedience (Vâng phục)

S: Silence (Thinh lặng)

E: Exemplary (Mẫu gương)

P: Praying (Cầu nguyện)

H: Humble (Khiêm tốn)

J: Justitia (Công chính)

O: Oboedientia (Vâng lời)

S: Sapientia (Khôn ngoan)

E: Experientia (Kinh nghiệm)

P: Patientia (Miệt mài)

H: Humilitas (Khiêm cung)

Giuse: công chính, vâng lời,

Khôn ngoan, gương mẫu, miệt mài, khiêm cung.

 

  1. Justitia (công chính)

“Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” (Mt 1,19). Thánh Giuse được gọi là người công chính (“the just”, “le juste” có nguồn gốc từ động từ “adjust”, “ajuster” là “điều chỉnh”). Thánh Giuse đã âm thầm, lặng lẽ điều chỉnh ý mình theo ý Chúa, đường lối mình theo đường lối Chúa. Thánh nhân đã biết quy hướng toàn bộ con người và cuộc đời mình theo thánh ý Chúa: tất cả những gì các thánh sử đã ghi chép về thánh Giuse đều cho thấy ngài mềm dẻo, để mặc cho Chúa muốn uốn nắn thế nào tùy Chúa. Ước gì trong Tiến Trình Hiệp Hành và trong Mùa Chay Thánh này, chúng ta cũng để Chúa Thánh Thần mặc tình dẫn dắt như thế! Xin Thánh Cả Giuse, là Đấng Chúa đặt lên làm chủ nhà Chúa, ghé mắt thương xem đến chúng ta: đưa tay chở che và cầu cùng Chúa cho chúng ta luôn được trung thành với Đức Kitô, luôn bước đi trong ánh sáng của Chúa Thánh Thần, để sau này, tất cả chúng ta được sum họp cùng Thánh Cả trên thiên đàng. Ước gì được như thế!

 

  1. Oboedientia (vâng lời)

Tin Mừng bốn lần thuật lại việc sứ thần truyền tin cho thánh Giuse trong giấc mộng, lần nào, ngài cũng liền trỗi dậy và làm theo. Đó là thái độ vâng lời triệt để, một nhân đức trổi vượt của thánh Giuse. Tuy nhiên, khi đứng trước chương trình nhiệm mầu của Thiên Chúa, lúc đầu, thánh Giuse cũng lo sợ như Môsê trước bụi gai đang bốc cháy (x. Xh 3,6), như Isaia đứng trước sự hiện diện của Đấng ba lần Thánh (x. Is 6,5), như Dacaria trong Đền Thờ (x. Lc 1,13), và như Đức Maria khi sứ thần truyền tin (x. Lc 1,30). Lo sợ trước sứ vụ mà Thiên Chúa ủy thác là thái độ thường tình, nhưng, cũng như những người công chính khác, khi đã được giải thích, thánh Giuse đã mau mắn vâng phục thiên ý, đón nhận sứ vụ để cộng tác vào chương trình mà Thiên Chúa đang thực hiện nơi Mẹ Maria, nơi Thai Nhi và nơi chính mình. Ước gì trong Tiến Trình Hiệp Hành và trong Mùa Chay Thánh này, dù ban đầu, có thể, chúng ta còn ngần ngại trước những công việc khó khăn, nhưng với lòng khiêm nhường vâng phục, chúng ta dám can đảm đưa vai gánh lấy các sứ vụ mà Chúa ủy thác cho ta. Xin Thánh Cả Giuse, là Đấng rất trung thành: luôn vâng theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta: luôn biết vâng phục thánh ý Chúa, biết phân định đâu là ý Chúa muốn trong từng hoàn cảnh cụ thể, để chúng ta khỏi bị lầm lạc trong những quyết định quan trọng, nhất là những gì trực tiếp liên quan đến ơn cứu độ, mà Chúa dành sẵn cho từng người chúng ta. Ước gì được như thế!

 

 

  1. Sapientia (khôn ngoan)

Đức Maria được mệnh danh là Tòa Đấng Khôn Ngoan (Sedes Sapientiae). Đức Gioan Phaolô II trong bài huấn dụ ngày 04/09/1963 tại Castel Gandolfo đã nói: Đức Maria là Tòa của Đấng Khôn Ngoan, bởi vì, Mẹ đã đón tiếp Đức Giêsu là Đấng Khôn Ngoan nhập thể vào trong cung lòng của mình. Thánh Giuse được Thiên Chúa ủy thác cho sứ vụ cao trọng: gìn giữ hai kho tàng quý giá là: Đấng Khôn Ngoan, và Tòa Đấng Khôn Ngoan, ắt hẳn, Thiên Chúa đã phú ban cho Thánh Cả: Đức Khôn Ngoan, khi đặt ngài bên cạnh Đức Giêsu và Mẹ Maria. Thánh Cả Giuse được tuyển chọn để làm Bạn Trăm Năm của Tòa Đấng Khôn Ngoan, là Nữ Đồng Trinh trên hết các kẻ đồng trinh, là Từ Mẫu của Đức Giêsu, Đấng Khôn Ngoan. Với danh nghĩa ấy, Thánh Cả đã thương yêu, giữ gìn Mẹ, và bảo toàn danh thơm tiếng tốt cho Mẹ trước mặt thiên hạ. Từ tâm hồn trong sạch đầy tràn Đức Khôn Ngoan, đôi tay Thánh Cả đã bồng bế Chúa Con và giúp đỡ Đức Mẹ. Ước gì trong Tiến Trình Hiệp Hành và trong Mùa Chay Thánh này, chúng ta cũng biết mở rộng lòng ra, để đón nhận ơn khôn ngoan của Chúa Thánh Thần, để như Thánh Cả Giuse, chúng ta cũng bảo tồn được những kho tàng khôn ngoan quý báu của Hội Thánh, nhất là những gì thế gian cho là điên rồ, ngu dại. Xin Thánh Cả Giuse, là Đấng đầy ơn phước, là cha nuôi Chúa Giêsu và bạn trinh khiết Đức Maria, làm đấng bảo trợ cho chúng ta. Xin Thánh Cả lấy dây tình thân ái ngài đối với Hai Đấng, mà ràng buộc lấy chúng ta! Xin cho tấm lòng rất nhân lành, rất trong sạch khôn ngoan của ngài, nên chốn ẩn thân cho chúng ta trước mọi nguy nan cám dỗ. Xin cho chúng ta biết bắt chước Thánh Cả: đừng bao giờ khước từ sự khôn ngoan của thập giá, điều mà thế gian coi là ô nhục và điên dại. Ước gì được như thế!

 

  1. Experientia (kinh nghiệm)

Thánh Cả Giuse là người có kinh nghiệm sâu sắc về Thiên Chúa. Chính từ kinh nghiệm tuyệt diệu đó, mà mối tình Thánh Cả dành cho Chúa Hài Đồng thật lạ lùng, thắm thiết. Đó là mối tình cha hiền của nghĩa phụ dành cho Con Một duy nhất, cao trọng, tuyệt mỹ; cũng là mối tình con thảo của ngài dâng lên Thiên Chúa cao cả, toàn năng, nhân hậu. Yêu Con cũng là mến Chúa – Mến Chúa cũng là yêu Con. Tự nhiên và ân sủng đã phối hiệp cách lạ lùng nơi tình yêu đầy tràn kinh nghiệm của Thánh Cả. Khi Cha trên trời muốn ban cho Con Một của Người, một người cha dưới thế, thì lẽ tất nhiên, phải phú vào lòng người cha ấy một kinh nghiệm tình yêu, tình phụ tử xác thực, sâu sắc, chân thành. Thiên Chúa đã cho Thánh Cả cảm nếm được tình yêu phụ tử của chính mình, cũng như đã ban cho Đức Maria tình mẫu tử, để hai đấng làm cha, làm mẹ Con của Người. Từ kinh nghiệm sâu sắc về tình phụ tử của Thiên Chúa như thế, ắt hẳn, lòng Thánh Cả đã bừng cháy khi chiêm ngắm Hài Nhi mũm mĩm, trắng hồng; tràn ngập niềm vui khi thấy Hài Nhi, ngày thêm khôn lớn. Đồng thời, cũng từ kinh nghiệm về tình yêu Thiên Chúa, Thánh Cả đã dành cho Mẹ Maria mối tình thắm thiết trinh trong, đượm nhuần cung kính, xứng vì Mẹ Thiên Chúa. Ước gì trong Tiến Trình Hiệp Hành và tỏng Mùa Chay Thánh này, chúng ta cũng có được kinh nghiệm về tình yêu Thiên Chúa, cảm nghiệm được tình phụ tử của Người, để chúng ta cũng biết cưu mang những ai khốn khổ, nghèo hèn. Xin cho Hội Thánh đừng làm ngơ giả điếc trước những tiếng kêu của những người nghèo, bởi vì, Hội Thánh là Hội Thánh của những người nghèo, ưu tiên trước hết là yêu thương, và phục vụ những người nghèo khổ, bé mọn. Ước gì được như thế!

 

  1. Patientia (miệt mài)

Thiên Chúa đã giao phó Đức Giêsu và Mẹ Maria cho Thánh Cả Giuse, và thánh nhân đã trung thành, miệt mài gìn giữ Hai Đấng. Lòng miệt mài của ngài được thể hiện qua nhiều biến cố: vừa âm thầm tìm ý Chúa, vừa mau mắn làm theo, mà không kêu ca phản kháng. Ngài đã miệt mài chăm sóc Đức Maria và Hài Nhi trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn giữa mùa đông giá lạnh; vội vàng đưa Hai Đấng trốn qua Aicập, rồi lại đưa về Nadarét sinh sống: miệt mài lao động nuôi sống gia đình, tận tâm giáo dục Ấu Chúa, miệt mài tìm Con khi Con ở lại Đền Thờ… Thánh Giuse là hiền phụ của Đức Giêsu. Còn hình ảnh nào cao đẹp, cảm động bằng hình ảnh ngài bồng Ấu Chúa trên tay, hoặc dắt đi lẫm chẫm bên mình? Thánh Cả lại là hiền phu của Đức Maria, mà trót đời ngài hết dạ kính ái. Nhân đức của ngài lấp lánh như sao sáng trên trời. Ngày nay trên chốn vinh quang, Đức Giêsu tôn nể ngài, và lời cầu bầu của ngài rất mạnh thế trước Tòa Chúa. Sinh thời, ngài đã trải qua cảnh phàm trần nhân thế, nếm đủ mọi mùi đắng cay, nên dễ xót thương thân phận lao đao con cái. Ước gì trong Tiến Trình Hiệp Hành và trong Mùa Chay Thánh này, chúng ta biết bắt chước ngài: miệt mài, tận tụy với sứ vụ! Ước gì mọi thành phần trong Hội Thánh luôn được ngài che chở giữ gìn: trẻ nhỏ được ngài thương yêu, bậc già được ngài săn sóc, chuyện gia đình được ngài giúp đỡ, việc Hội Thánh được ngài lo toan. Xin Thánh Cả Giuse, là cha nhân hậu, cho chúng ta được thấy sự săn sóc kín nhiệm, nhưng vô cùng chu đáo của ngài. Xin cho chúng ta biết chạy đến với ngài, học với ngài bài học miệt mài, tận tụy yêu thương phục vụ mọi người, để Tiến Trình Hiệp HànhMùa Chay Thánh này, mang lại nhiều hoa trái tốt đẹp cho chính chúng ta và toàn thể Hội Thánh. Ước gì được như thế!

 

  1. Humilitas (khiêm cung)

Chúng ta hãy cùng nhau chiêm ngưỡng đức khiêm cung của Thánh Cả Giuse. Ngài đã khiêm nhường và cung kính đối với Đức Giêsu và Mẹ Maria. Là con dòng Đavít trâm anh, ngài chẳng nề vất vả làm nghề thợ mộc để nuôi sống gia đình. Gìn giữ hai kho tàng quý báu là: Chúa Con và Đức Maria, ngài vẫn khiêm nhường, cúc cung tận tụy chăm lo cho Hai Đấng, mà không hề mở miệng khoe khoang. Ngài đã học được cùng Hai Đấng sự khiêm nhường và lòng yêu chuộng đời sống ẩn dật. Ai nói cho cùng: ngài ham chuộng làm việc trong cảnh khó nghèo, mối phúc đầu tiên trong Bát Phúc. Ai suy cho thấu: đời sống nguyện cầu thân mật của ngài đối với Đức Giêsu và Mẹ Maria. Biết bao tháng ngày, sớm hôm, ngài cùng chung sống với Hai Đấng dưới một mái nhà, ăn chung một bàn, cùng nhau làm việc, chăm lo cho Hai Đấng, và Hai Đấng cũng hằng quan tâm, lo lắng cho ngài cách vô cùng hoàn hảo. Đẹp đẽ thay, sốt mến thay, cảnh Thánh Cả Giuse cầu nguyện chung cùng Chúa Con và Đức Mẹ! Lòng ngài tràn ngập ơn phước ngần nào! Ai mà chẳng ước ao như thế? Ước gì trong Tiến Trình Hiệp Hành và trong Mùa Chay Thánh này, chúng ta cũng có được lòng khiêm cung như ngài, để khiêm tốn lắng nghe nhau, cung kính lắng nghe Chúa qua cầu nguyện, và cúc cung tận tụy để xây dựng một Hội Thánh Hiệp Hành như Chúa ước mong. Xin Thánh Cả Giuse, là Đấng che chở Đức Giêsu và Mẹ Maria, phù hộ, giữ gìn chúng ta khỏi mọi hiểm nguy, cùng thúc giục chúng ta: giữ lòng khiêm nhường, đơn sơ, trong sáng, dịu dàng, yêu mến nhau, lắng nghe Chúa, để rồi, dễ dàng lắng nghe nhau, hầu tất cả được hiệp thông, cùng tham gia vào sứ mạng mà Chúa và Hội Thánh đã ủy thác. Ước gì được như thế!

 

  1. Exemplary (Mẫu gương)

Có lẽ nào chúng ta lại không học đòi bắt chước mẫu gương của Thánh Cả Giuse? Có lẽ nào chúng ta lại không kính mến đấng mà Đức Giêsu đã quý yêu hết lòng? Có lẽ nào chúng ta lại chẳng cậy trông đấng mà trót đời Chúa đã gởi tấm thân ngà ngọc? Có lẽ nào chúng ta lại không đặt hết tin tưởng vào lời cầu nguyện của đấng, mà xưa Chúa đã vâng lời như con thảo? Đức Maria cũng đồng tình với Chúa Con mà dạy ta noi gương bắt chước, và tôn kính Thánh Cả Giuse. Ngoài Đức Giêsu ra, Mẹ Maria không quý mến ai hơn: Bạn Thanh Sạch của mình. Hội Thánh, là Thánh Gia mở rộng, Thánh Gia nối dài, cũng nhiệt liệt noi gương bắt chước và tôn sùng Thánh Cả. Năm 1870, Đức Giáo Hoàng Piô IX, trước những ưu tư thời đại, muốn phó mình và các tín hữu trong tay Thánh Cả hộ phù, đã tôn ngài làm Quan Thầy toàn thể Hội Thánh. Càng ngày ta càng nhận thấy: vinh quang của ngài chiếu giãi, nhân đức của ngài sáng ngời, lời cầu của ngài hiệu lực, sự can thiệp của ngài mạnh thế, do đó, trong Tiến Trình Hiệp Hành và trong Mùa Chay Thánh này, lòng sùng mộ của mọi thành phần trong Hội Thánh đều quy về Thánh Cả, như con thơ đối với người cha hiền, thì thật là chính đáng. Xin Đấng Bảo Trợ rất mạnh thế của Hội Thánh gìn giữ Đức Thánh Cha và hàng Giám Mục. Xin cho các Linh Mục, các Tu Sĩ biết trau dồi mọi nhân đức xứng bậc, cùng nhiệt thành lo phần phúc các linh hồn. Xin phù hộ các Tín Hữu: nâng đỡ người lành, cải thiện người ác, hướng dẫn mọi người tìm về với Chúa. Xin cứu vớt các Linh Hồn nơi luyện ngục, xin hãy làm tê liệt các mưu chước của Satan, để nhờ sự trợ giúp của ngài, chúng ta tiến tới xây dựng một Hội Thánh “xinh đẹp, lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn, hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền”. Ước gì được như thế!

 

KINH CẦU CÙNG THÁNH GIUSE CHO CỘNG ĐOÀN

https://www.youtube.com/watch?v=VXW9GInLzNc

 

7 LỜI CẦU XIN THÁNH GIUSE TRONG MÙA CHAY

https://www.youtube.com/watch?v=UZj1tLpMD3s

https://www.youtube.com/shorts/EPkaXdlXKMg

https://www.youtube.com/shorts/KwNSzo0Xt_0

https://www.youtube.com/shorts/7FPIz7xiNzc

https://www.youtube.com/shorts/A3vivZTiD8Y

https://www.youtube.com/shorts/doe9a7KNoSY

https://www.youtube.com/shorts/89IfjB0TZls

https://www.youtube.com/shorts/AurQp34Z4Y0

Ý NGHĨA TÊN THÁNH GIUSE

https://www.youtube.com/watch?v=-yGK7v1K8cA

BÀI GIẢNG VÀ GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

WHĐ (04.03.2023)Ngày 10-02-2015, Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích đã công bố Tập sách Hướng dẫn giảng thuyết, với Lời mở đầu là Sắc lệnh của Đức hồng y Antonio Cañizares Llovera, nguyên Bộ trưởng, ký ngày 29-06-2014, đại lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Đồng ký tên là Đức Tổng giám mục Arthur Roche, Thư ký của Bộ. Trong phần cuối (số 157 – 160), Tập sách đã nói đến tầm quan trọng và mối tương quan giữa Bài giảng và Giáo lý Hội Thánh Công Giáo. Sau đây là nội dung của phần này:

157. Kể từ Công đồng Vatican II, đặc biệt là trong các Thượng hội đồng Giám mục, một mối quan tâm thường được nêu lên, đó là nhu cầu cần có thêm giáo lý trong việc giảng lễ. Về phương diện này, sách Giáo lý Hội thánh Công giáo là nguồn rất hữu ích cho nhà giảng thuyết, nhưng điều quan trọng là nó phải được sử dụng sao cho phù hợp với mục đích của bài giảng.

158. Sách Giáo Lý Rôma được xuất bản theo sự hướng dẫn của các Nghị phụ của Công Đồng Trentô, và một số ấn bản của sách Giáo lý này có “Praxis Catechismi” để phân chia nội dung của Sách Giáo Lý theo Tin Mừng của các Chúa Nhật trong năm. Với việc xuất bản một cuốn sách giáo lý mới sau Công đồng Vatican II (sách Giáo lý Hội thánh Công giáo), thì không có gì ngạc nhiên khi người ta đã đề nghị làm một điều gì đó tương tự cho sách Giáo lý mới. Một sáng kiến như vậy phải đối mặt với nhiều trở ngại thực tế, nhưng quan trọng hơn, đó là sự phản đối mang tính nền tảng là: phụng vụ Chúa nhật không phải là một "dịp" để dạy giáo lý, vì chủ đề của bài giáo lý có thể sẽ trái ngược với mùa phụng vụ và các chủ đề của mùa phụng vụ. Mặc dù vậy, vẫn có những lý do mục vụ đòi hỏi phải giải thích một khía cạnh cụ thể về tín lý và luân lý trong phụng vụ Chúa Nhật. Những quyết định này đòi hỏi sự thận trọng mục vụ.

159. Mặt khác, những giáo lý quan trọng nhất nằm trong ý nghĩa sâu xa nhất của Thánh Kinh và ý nghĩa sâu xa nhất này tự bộc lộ khi Lời Chúa được công bố trong cộng đoàn phụng vụ. Nhiệm vụ của nhà giảng thuyết không phải là làm cho các bài đọc trong Thánh lễ phù hợp với một lược đồ các chủ đề giáo lý được hình thành từ trước, mà là mời gọi người nghe suy ngẫm về đức tin của Hội Thánh khi đức tin ấy xuất hiện một cách tự nhiên từ Kinh thánh trong bối cảnh cử hành phụng vụ.

160. Với ý nghĩ đó, bảng tổng hợp sau đây chỉ ra các đoạn trong Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo phù hợp với các bài đọc Kinh thánh của các Chúa nhật và các ngày lễ trọng. Các đoạn văn được chọn vì chúng trích dẫn hoặc ám chỉ đến các bài đọc cụ thể hoặc vì chúng luận giải các chủ đề được tìm thấy trong các bài đọc. Nhà giảng thuyết được khuyến khích không chỉ tham khảo Sách Giáo lý một cách lướt qua, mà còn suy ngẫm về cách bốn phần của Sách Giáo lý có liên quan với nhau như thế nào. Chẳng hạn, vào Chúa nhật V Thường niên năm A, bài đọc I (Is 58,7-10) nói về việc chăm sóc người nghèo, bài đọc II (1Cr 2,1-5) nói về sự điên rồ của Thập giá, và bài đọc Tin Mừng (Mt 5,13-16) nói về các môn đệ như muối cho đời và ánh sáng cho thế gian. Các trích dẫn từ Sách Giáo lý liên kết các bài đọc này với một số chủ đề quan trọng như: Chúa Kitô chịu đóng đinh là sự khôn ngoan của Thiên Chúa, được chiêm niệm trong sự liên hệ đến các vấn đề về sự dữ và về “bề ngoài có vẻ bất lực” của Thiên Chúa (Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo (GLHTCG), số 272); chính việc chiến đấu với sự dữ này mà các Kitô hữu được kêu gọi trở thành ánh sáng cho thế gian, và sứ mệnh của họ là trở thành hạt giống của hiệp nhất, hy vọng và ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại (Sách GLHTCG, số 782); chúng ta trở thành ánh sáng bằng cách chia sẻ Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, được tượng trưng bằng cây nến Phục Sinh, mà ánh sáng của cây nến này đã được ban cho những người mới được rửa tội (Sách GLHTCG, số 1243); “Để tỏ cho mọi người thấy sức mạnh của nó về chân lý và sự rạng ngời, sứ điệp cứu độ phải được chứng thực bằng chứng từ của đời sống các Kitô hữu” (Sách GLHTCG, số 2044); và chứng từ này tìm thấy một biểu hiện đặc biệt trong tình yêu của chúng ta đối với người nghèo (Sách GLHTCG, số 2443-2449). Bằng cách sử dụng Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo theo cách này, nhà giảng thuyết có thể giúp giáo dân hội nhập được Lời Chúa, đức tin của Hội Thánh, những đòi hỏi luân lý của Tin Mừng, và cả linh đạo cá nhân và phụng vụ của họ.[1]

Để hỗ trợ các nhà giảng thuyết thuận tiện hơn trong việc thêm giáo lý vào bài giảng, từ hôm nay, mỗi tuần Ban Biên tập xin được trích dẫn những điểm giáo lý phù hợp với các bài đọc Kinh Thánh của các Chúa nhật theo sự theo hướng dẫn của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích trong Tập sách Hướng dẫn giảng thuyết.

Xin xem bài đầu tiên: Giáo lý cho Bài giảng Chúa Nhật 2 Mùa Chay năm A

https://hdgmvietnam.com/chi-tiet/bai-giang-va-giao-ly-hoi-thanh-cong-giao-50392

Tĩnh tâm Mùa Chay 2022: Bài 2: Một Thiên Chúa hiệp hành và cứu độ

 

 

tps://www.youtube.com/watch?v=DhKtK0Gyv-s