CÁC ƠN ĐẠI XÁ TRONG TUẦN THÁNH & LUẬT GIỮ CHAY VÀ KIÊNG THỊT & Phân biệt dầu được làm phép và dầu được thánh hiến

Ngày đăng: 3:07 PM - 29/03/2023

CÁC ƠN ĐẠI XÁ TRONG TUẦN THÁNH
Không có mô tả ảnh.
Chiếu theo Tông Huấn Giáo Lý Ân Xá (Indulgentiarum Doctrina ) do Đức Thánh Cha Phaolo VI ban bố ngày 1 tháng 1 năm 1967 và Cẩm Nang Về Các Ân Xá (Enchiridion Indulgentiarum) ấn bản thứ tư năm 1999, các việc làm vào những dịp sau đây trong Tuần Thánh được hưởng nhận các ơn Đại Xá Hội Thánh rộng ban cho các tín hữu như sau :
– Tối Thứ Năm Tuần Thánh, sau Thánh Lễ Tiệc Ly, ai hát kinh Tantum Ergo (đây Nhiêm Tích Vô Cùng Cao Quý) hoặc Chầu Mình Thánh Chúa đủ 30 phút thì được hưởng nhờ ơn Đại Xá.
– Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ai tham dự nghi lễ Thờ lạy và hôn kính Thánh Giá thì được hưởng nhờ ơn Đại Xá.
– Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, trong Đêm Vọng Phục Sinh, ai tuyên lại lời hứa khi Rửa Tội hoặc có thể thay bằng Tín Biểu các Tông Đồ, Kinh Tin Kính công đồng Nicea-Constantinople thì được hưởng nhờ ơn Đại Xá.
– Các ngày khác trong Tuần Thánh và các ngày khác quanh năm, ai viếng đủ 14 chặng Đàng Thánh Giá thì được hưởng nhờ ơn Đại Xá.
Các ơn Đại Xá mỗi ngày được hưởng nhận 1 lần và có thể nhường cho các linh hồn.
Để lãnh nhận ơn Đại Xá cần giục lòng ăn năn, chê ghét, dốc lòng chừa mọi tội trọng, tội nhẹ đã phạm, dứt lòng quyến luyến tội lỗi và theo các điều kiện hưởng ơn Đại Xá thông thường :
– Xưng Tội
– Rước Lễ trong chính ngày hưởng ơn Đại xá
– Cầu theo ý Đức Giáo Hoàng : có thể cầu theo ý chỉ hoặc đọc thay bằng 1 Kinh Lạy Cha để hiệp ý cùng Đức Giáo Hoàng.
LUẬT GIỮ CHAY VÀ KIÊNG THỊT
1. Tuổi giữ chay, theo GL 97 và 1252: “Mọi tín hữu tuổi từ 18 cho đến 60 tuổi thì buộc phải giữ chay”.
2. Tuổi ăn kiêng, theo GL 1252 “buộc những tín hữu tuổi từ 14 trở lên”.
Tại Việt Nam hiện nay chỉ còn buộc giữ chay hai ngày (Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh). Một số giáo phận còn giữ luật cũ (tất cả các ngày Thứ Sáu trong Mùa Chay).
Luật giữ chay kiêng thịt cũng có thể miễn hoặc giảm cho những người (già yếu, đau bệnh, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ…)
Kiêng Thịt – Không ăn thịt (được ăn trứng, cá, các thứ chế biến từ sữa)
Ăn Chay:
– Không ăn thịt (được ăn trứng, cá, các thứ chế biến từ sữa)
– Chỉ ăn một bữa no
– Một bữa đói (có thể chia làm hai bữa nhưng cả hai bữa ít hơn một bữa no)
– Không ăn vặt
– Có thể uống giải khát bất cứ lúc nào (không uống rượu bia)
– Ai vì lý do sức khoẻ không thể giữ được phải làm một hy sinh, hãm mình khác bù lại.
Ý nghĩa của việc ăn chay là nhầm nhắc nhở chúng ta phải biết tự chế ngự, làm chủ các ham muốn, sám hối, cầu nguyện và gia tăng tinh thần bác ái giúp đỡ những người khốn khó.

Phân biệt dầu được làm phép và dầu được thánh hiến


Có người sẽ nói rằng: việc “xức dầu” là của các đấng, các bậc, còn mình là giáo dân, phân biệt chi cho mệt. Thoạt nghe, cũng có lý, nhưng nếu, không phải vất vả lắm, cũng chẳng mất bao nhiêu thời gian, mà có thể tích lũy thêm được một ít hiểu biết về truyền thống, về đời sống đức tin của Hội Thánh, thì thiết nghĩ, bỏ công một chút để tìm hiểu về các loại “dầu” được dùng trong Phụng Vụ, cũng là một việc đáng làm, nên làm, nhất là trong bầu khí của những ngày Tuần Thánh.

1
 Giúp nhớ tên các loại “dầu” trong Phụng Vụ
 Trong Phụng Vụ, chúng ta có các loại “dầu” sau:
  • Dầu được làm phép:
(1) Dầu dự tòng: OS (Oleum Sanctum) hoặc OC (Oleum Catechumenorum)
(2) Dầu bệnh nhân: OI (Oleum Infirmorum) 
Dầu được thánh hiến: SC (Sacrum Chrisma)
 Trong các Lớp Giáo Lý Vỡ Lòng, các Soeur thường có những câu vè để giúp các bé dễ nhớ bài học: liên quan tới việc phân biệt các loại “dầu” được dùng trong Phụng Vụ, có các câu vè như sau:
  Dầu OS hoặc OC: Dầu Ông Sáu, dầu Ông Cha thoa dự tòng
Dầu OI: Dầu Ông I đi kẻ liệt (bệnh nhân)
Dầu SC: Dầu Siêu Chuẩn dành cho việc thánh hiến 
Xức dầu trong Cựu Ước
 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: Ngươi sẽ xức dầu Lều Hội Ngộ và Hòm Bia Chứng Ước, bàn và mọi đồ phụ tùng, trụ đèn và các đồ phụ tùng, hương án, bàn thờ dâng lễ toàn thiêu và mọi đồ phụ tùng, vạc và đế vạc. Ngươi sẽ thánh hiến các đồ vật ấy; và các đồ vật ấy sẽ là một cái gì rất thánh: tất cả những gì chạm đến các đồ vật ấy sẽ là đồ vật thánh. Ngươi cũng xức dầu cho A-ha-ron và các con ông; ngươi sẽ thánh hiến họ làm tư tế phục vụ Ta. (Xh 30,26-230).
  Các vua được xức dầu, như Đa-vít: Ông Samuel cầm sừng dầu và xức dầu cho Đa-vít, và Thần Khí của Thiên Chúa đã xuống trên Đa-vít từ hôm đó (x. 1Sm 16,13). Sau thời kỳ các vua, các vị được xức dầu là các thượng tế (x. Lv 4,3; 18,12). Sau cùng, các ngôn sứ cũng được xức dầu: Thần khí của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì ĐỨC CHÚA đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn… (x. Is 61,1). 
Xức dầu trong Hội Thánh
 Xức dầu được làm phép
Xức dầu OS hay OC, dầu dự tòng, câu vè giúp nhớ dầu OS hay OC này là “Dầu Ông Sáu, dầu Ông Cha thoa dự tòng”. Dầu OS hay OC được xức cho các dự tòng trước khi Rửa Tội, để qua việc xức dầu này, Hội Thánh xin Chúa ban sức mạnh cho các dự tòng biết chống lại tội lỗi và sự ác, tựa như người lực sĩ được xoa bóp dầu trước khi lên võ đài.
  Xức dầu OI, dầu bệnh nhân, câu vè giúp nhớ dầu OI này là “Dầu Ông I đi kẻ liệt”. Dầu OI được dùng để xức cho các bệnh nhân. Hội Thánh xin Chúa xoa dịu thân xác các bệnh nhân, viếng thăm và làm cho các bệnh nhân được vững mạnh trong đức tin và niềm hy vọng, giải thoát và làm thuyên giảm những đau đớn, phù trợ những người chăm sóc, cứu thoát bệnh nhân, ban sự sống và sức khỏe cho họ. 
Xức dầu được thánh hiến
Xức dầu SC, dầu được thánh hiến, câu vè giúp nhớ dầu SC này là “Dầu Siêu Chuẩn dùng để thánh hiến”, dầu này nhắc nhớ lại biến cố trong Cựu Ước, ông Mô-sê được Đức Chúa truyền: phải pha chế “dầu” theo một tiêu chuẩn, thật đúng là: “siêu chuẩn” bằng các hương liệu “siêu hạng” với một liều lượng chính xác như: năm ký mộc dược nguyên chất, hai ký rưỡi hương nhục quế; hai ký rưỡi hương quế thanh; năm ký quế bì, và bảy lít dầu ô-liu (x. Xh 30,22-25). Ngày nay, dầu SCdầu có pha thuốc thơm và được Đức Giám Mục thánh hiến. Dầu này được xức cho các đồ vật như bàn thờ và nhà thờ trong dịp cung hiến bàn thờ và nhà thờ, và được xức cho người trong Bí Tích Rửa Tội, Bí Tích Thêm Sức, và Bí Tích Truyền Chức Thánh. Dầu SC (Sacrum Chrisma): “Chrisma” có gốc từ “Christos”, Đấng Ki-tô, Đấng được xức dầu, vì thế, người lãnh Bí Tích Rửa Tội được thánh hiến, để trở nên thụ tạo mới, sống một đời sống mới trong Đức Ki-tô; người lãnh Bí Tích Thêm Sức được thánh hiến, để trở nên chiến sĩ của Đức Ki-tô; Người lãnh Bí Tích Truyền Chức Thánh được thánh hiến, để trở nên một Đức Ki-tô khác (Alter Christus). 
Thánh Lễ Truyền Dầu
 Theo truyền thống, Thánh Lễ Làm Phép Dầu được cử hành vào sáng Thứ Năm Tuần Thánh tại Nhà Thờ Chánh Tòa Giáo Phận. Sở dĩ được gọi là Lễ Truyền Dầu, bởi vì, trong Thánh Lễ này, Đức Giám Mục sẽ thánh hiến dầu SC (Sacrum Chrisma): dầu thánh hiến, và làm phép dầu OS (Oleum Sanctum) hay OC (Oleum Catechumenorum): dầu dự tòng, và dầu OI (Oleum Infirmorum): dầu bệnh nhân. Trong Thánh Lễ này, có nghi thức “Rước Dầu Mới”, theo truyền thống: Bình Dầu SC sẽ được phủ khăn màu trắng, để chỉ sự trong sạch, thánh khiết, thánh hiến cho Thiên Chúa; Bình Dầu OS hay OC sẽ được phủ khăn màu xanh lá cây, để chỉ niềm hy vọng, sự sống mới trong Đức Ki-tô; Bình Dầu OI sẽ được phủ khăn màu tím đậm (violet), để chỉ sự ăn năn, thống hối, quay trở về với Chúa (với những người cận tử: là dọn mình chết lành). Sau Thánh Lễ, cả ba loại dầu này đều được cất giữ trong một tủ treo tường, được gọi là ambry. Dưới ánh sáng của Công Đồng Va-ti-ca-nô II, Tủ Đựng Dầu Thánh này đóng một vai trò quan trọng trong kiến trúc nhà thờ. Tủ Đựng Dầu Thánh có thời được đặt giản dị trong Phòng Thánh hoặc bên Bàn Thờ Phụ, nhưng bây giờ, ở nhiều nơi, Tủ Đựng Dầu Thánh được làm bằng thủy tinhh, và được đặt ngay trên gian cung thánh với đèn chiếu bên trong để giáo dân có thể thấy rõ các Bình Dầu Thánh.
  Lễ Truyền Dầu còn có mục đích tưởng niệm việc Đức Giê-su lập Bí tích Truyền Chức Thánh, tấn phong một số người được tuyển chọn lên làm linh mục, ban cho các ngài quyền hành động nhân danh Đức Ki-tô để làm những việc, mà đúng ra, chỉ mình Thiên Chúa mới có thể làm, như tái diễn hy lễ của Đức Ki-tô trên Thánh Giá, tha tội cho con người...
  Do vậy, Lễ Truyền Dầu liên quan trước tiên đến các Linh Mục. Trong dịp này, các Linh Mục Giáo Phận quy tụ về xung quanh Vị Chủ Chăn Giáo Phận để cử hành Thánh Lễ, trong đó, các ngài sẽ lặp lại Lời Thề Hứa trung thành với Sứ Vụ Linh Mục đã được trao phó với Đấng Bản Quyền. Điều này cũng đã được Công Đồng Va-ti-ca-nô II nhắc lại: “Giáo Phận là một phần Dân Thiên Chúa được giao phó cho một Giám Mục chăm sóc, với sự cộng tác của Linh Mục Đoàn, để nhờ liên kết với Vị Chủ Chăn của mình và qua ngài, Giáo Phận được tập trung trong Chúa Thánh Thần nhờ Tin Mừng và Thánh Thể, làm thành một Hội Thánh riêng biệt, trong một Hội Thánh Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền: có Đức Ki-tô hiện diện và hành động thực sự” (Sắc lệnh Christus Dominus, số 11).
  Ước gì với những hiểu biết sơ bộ về các loại dầu được dùng trong Phụng Vụ, và ý nghĩa của ngày Lễ Truyền Dầu, chúng ta sẽ chủ động, tích cực, và ngày càng đi sâu hơn vào trong các truyền thống, và đời sống đức tin của Hội Thánh. Ước gì những nỗ lực cố gắng của chúng ta sẽ làm trổ sinh những hoa trái tốt đẹp cho bản thân mình và cho những người xung quanh, như lòng Chúa ước mong. Ước gì được như thế!
 Tác giả bài viết: Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB

https://gphaiphong.org/hoi-dap-song-dao/phan-biet-dau-duoc-lam-phep-va-dau-duoc-thanh-hien-10746.html

Được lưu giữ Thánh Thể tại tư gia không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Xin cha cho biết liệu các thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ có thể lưu giữ Thánh Thể tại nhà qua đêm, để trao Thánh Thể cho người khác vào ngày hôm sau chăng. Điều này sẽ là bất tiện nhưng chắc chắn không phải là rất khó khăn cho họ, để trở lại nhà thờ lấy hộp đựng Mình Thánh của họ vào ngày hôm sau. – P. H., St. John’s, Antigua và Barbuda.

Đáp: Câu trả lời ngắn gọn là không. Bộ Giáo luật nói khá rõ ràng về vấn đề này. Xin mời đọc:

“Ðiều 934: §1. Thánh Thể:

“1 / phải được lưu trữ trong nhà thờ chính tòa hoặc nhà thờ tương tự, trong nhà thờ giáo xứ, trong nhà thờ hay nhà nguyện của một tu viện hoặc của tu đoàn tông đồ;

“2 / có thể được lưu trữ trong phòng nguyện của Giám Mục, và nếu có phép của Bản Quyền sở tại, trong các nhà thờ, nhà nguyện và phòng nguyện khác.

“§2. Tại những nơi lưu trữ Thánh Thể, luôn luôn phải có người chăm nom và, trong mức độ có thể, một tư tế phải cử hành Thánh Lễ ít nhất mỗi tháng hai lần.

“Ðiều 935: Không ai được phép giữ Thánh Thể trong mình, hoặc đem đi đường với mình; trừ khi nhu cầu mục vụ khẩn trương đòi hỏi, và phải giữ các chỉ thị của Giám Mục giáo phận”.

Đối với nhà tạm, Bộ giáo luật quy định:

“Ðiều 938: §1. Thánh Thể thường chỉ được lưu trữ trong một nhà tạm của nhà thờ hay nhà nguyện.

“§2. Nhà tạm lưu trữ Thánh Thể được đặt vào một vị trí cao trọng và dễ nhìn thấy trong nhà thờ hay nhà nguyện; lại phải được trang hoàng đẹp đẽ và thuận tiện cho việc cầu nguyện.

“§3. Nhà tạm lưu trữ Thánh Thể thường xuyên phải bất di dịch, làm bằng chất liệu vững chắc, không nhìn qua được, và phải khóa cẩn thận để tránh tối đa nguy cơ xúc phạm.
“§4. Vì lý do quan trọng, được phép lưu trữ Thánh Thể, nhất là ban đêm, trong một nơi khác xứng đáng và an toàn hơn.

“§5. Người coi sóc nhà thờ hay nhà nguyện phải liệu giữ chìa khóa nhà tạm lưu trữ Thánh Thể thật chu đáo” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).

Đối với nhà tạm, Bộ giáo luật quy định:

“Ðiều 938: §1. Thánh Thể thường chỉ được lưu trữ trong một nhà tạm của nhà thờ hay nhà nguyện.

“§2. Nhà tạm lưu trữ Thánh Thể được đặt vào một vị trí cao trọng và dễ nhìn thấy trong nhà thờ hay nhà nguyện; lại phải được trang hoàng đẹp đẽ và thuận tiện cho việc cầu nguyện.

“§3. Nhà tạm lưu trữ Thánh Thể thường xuyên phải bất di dịch, làm bằng chất liệu vững chắc, không nhìn qua được, và phải khóa cẩn thận để tránh tối đa nguy cơ xúc phạm.
“§4. Vì lý do quan trọng, được phép lưu trữ Thánh Thể, nhất là ban đêm, trong một nơi khác xứng đáng và an toàn hơn.

“§5. Người coi sóc nhà thờ hay nhà nguyện phải liệu giữ chìa khóa nhà tạm lưu trữ Thánh Thể thật chu đáo” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).

Điều này được làm rõ hơn trong huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí Tích Cứu Độ) năm 2004:

“[131.] Ngoài các quy định của điều 934 §1 của Bộ Giáo Luật, cấm không được lưu giữ Mình Thánh Chúa ở một nơi không thuộc quyền thực sự của Giám Mục giáo phận, hay trong một nơi có nguy cơ bị xúc phạm. Nếu có trường hợp như vậy, Giám Mục giáo phận phải hủy bỏ ngay quyền cho lưu giữ Thánh Thể, đã được ban trước.
“[132.] Không ai được đem Mình Thánh Chúa về nhà mình hay đến một nơi khác, việc này là nghịch với quy tắc của giáo luật. Vả lại, phải nhớ rằng việc đem hay lưu giữ Mình Thánh Chúa với mục đích phạm sự thánh, cũng như ném Mình Thánh Chúa xuống đất là những hành vi thuộc loại những tội phạm nặng hơn (graviora delicta), mà việc xá giải được dành cho Bộ Giáo Lý Đức Tin.

“[133.] Linh mục hay phó tế, hoặc, vì thừa tác viên thông thường vắng mặt hay bị ngăn trở, thừa tác viên ngoại thường đem Mình Thánh cho một bệnh nhân rước lễ, nếu có thể được, từ nơi Mình Thánh Chúa được lưu giữ, phải đi ngay đến nơi bệnh nhân ở, không chia trí ở dọc đường, như vậy để tránh xa mọi nguy cơ xúc phạm và minh chứng một lòng hết sức tôn kính Mình Thánh Chúa Kitô. Luôn luôn phải tuân giữ nghi lễ cho bệnh nhân Rước Lễ, như đã ấn định trong sách Nghi Thức Rôma” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Trước tiên, chúng ta thấy từ Ðiều 934.2 rằng Thánh Thể có thể được lưu trữ trong phòng nguyện của Giám mục. Do đó, ngay cả một linh mục cũng không thể lưu trữ Thánh Thể trong nhà mình mà không có phép của Giám mục.

Mặc dù một số Giám mục ban phép này cho các linh mục, thường là nếu nhà xứ có một phòng dành riêng cho nhà nguyện, vốn đáp ứng các điều kiện được đề cập trong Điều 938.

Tuy nhiên, Điều 935, trong khi nêu rõ điều cấm chung, cho phép Giám mục đưa ra một số ngoại lệ, thậm chí là ổn định nữa, bằng cách ban hành các quy định và tiêu chuẩn cụ thể.

Có thể có một số tình huống, mà trong đó một thừa tác viên thông thường hoặc thừa tác viên ngoại thưởng có thể cần lưu giữ Thánh Thể tại nhà mình hoặc nơi khác bên ngoài nhà thờ – thí dụ như, nếu thừa tác viên sống cách xa nhà thờ và cần trao Thánh Thể cho người bệnh và người hấp hối. Trong các trường hợp như thế, Giám mục có thể cho phép ngoại lệ. Tuy nhiên, phải tuân thủ khuyến nghị của điều 133 trong Huấn thị Redemptionis Sacramentum để tránh các nguy cơ xúc phạm trong khi mang Thánh Thể theo.

Nói tóm lại, trong khi cho phép các trường hợp đặc biệt, các ngoại lệ này cần phải được tránh.

Có vẻ như không có bất kỳ lý do đặc biệt nào cho trường hợp ngoại lệ trong trường hợp do bạn đọc của chúng ta đưa ra, và do đó phải tuân theo sự thực hành thông thường.
Thật vậy, theo quan điểm thiêng liêng, sẽ tốt hơn cho các thừa tác viên ngoại thường cho Rước Lễ là hãy nhận lấy Thánh Thể được truyền phép trong Thánh lễ mà họ tham dự. Bằng cách này, mặc dù đó không phải là một yêu cầu, nó có thể giúp cho các người bệnh hoặc người phải ở nhà trải nghiệm một cảm thức hiệp thông rộng lớn hơn với cộng đoàn thờ phượng.

Vì sao Hội Thánh Công Giáo có bảy bí tích trong khi hầu hết các Hội Thánh Tin Lành chỉ có hai?
Không có mô tả ảnh.
Chính yếu thì đây là vấn đề thuộc lịch sử. Nhiều giáo phái Tin Lành có nguồn gốc từ các giáo phái Tin Lành trước đó, vốn tách ra từ Giáo Hội Công Giáo Rôma vào thời Cải Cách (Reformation). Anh Giáo (Anglican) [và Giáo Phái Episcopal của Anh Giáo], Giáo Hội Luther, Giáo Hội Calvin hay Giáo Hội Cải Cách là bốn nhánh chính trong thế kỷ 16. Những thế kỷ sau chứng kiến một sự phân chia nhỏ hơn giữa các Giáo Hội này (như các Giáo Hội Methodist, Trưởng Lão (Presbyterian church), Congregational, and Báp-tít (Baptist)). Càng xa rời nguồn gốc, hình thức càng trở nên khác biệt. Các Hội Thánh Tin Lành khác nhau nhấn mạnh các điều khác nhau. Ví dụ, phái Báp-tít (Baptist) nhấn mạnh đến phép rửa dành cho người lớn (hơn là cho trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ) để những người lãnh nhận bí tích này ý thức rằng mình đã được cứu độ. Giáo Phái Tin Mừng (Evangelicals) và Ngũ Tuần (Pentecostals) nhấn mạnh Chúa Thánh Thần và được đổi mới trong Thánh Thần. Phái Trưởng Lão (Presbyterians), phái Calvinists, và phái Congregationalists coi thuyết giảng là quan trọng nhất. Mọi phái Tin Lành đều đồng ý về tầm quan trọng của phép rửa và nhìn nhận nó là bí tích. Thánh Thể (Holy Communion hay Holy Eucharist) đôi khi được gọi là “Bữa Ăn Tối của Chúa” cũng được coi là một bí tích bởi các nhánh chính của phái Tin Lành mặc dù họ quan niệm rất khác về bản thể và hiệu năng của bí tích này. Hôn nhân Kitô giáo không được gọi là một bí tích trong hầu hết những giáo hội Chính Thống không thuộc Công Giáo hay không thuộc Đông Phương, nhưng được xem như là một bậc sống thánh thiện và một nghi lễ không thể bỏ qua hoặc thiếu tôn trọng. Những bí tích “Công Giáo” khác – chẳng hạn, Thêm Sức, Truyền Chức, Sức Dầu Bệnh Nhân, và Thống Hối (Xưng Tội) – chỉ có hiệu năng thuộc về nghi thức trong quan niệm của Tin Lành. Chính Thống Đông Phương có cả bảy bí tích hợp pháp.
Nhiều giáo phái Tin Lành có những nghi thức chỉ định, ám chỉ hay biểu trưng cho các bí tích như việc cử hành bữa Tiệc Ly hay thêm sức. Nhưng cách hiểu của họ là các nghi thức này không có gì hơn ngoài diễn lại có tính biểu tượng hoặc có tính ẩn dụ (những gì đã diễn ra trong Kinh Thánh). Những ly khai càng gần với gốc Công Giáo, càng gìn giữ được bảy bí tích. Chẳng hạn, nhiều tín hữu Anh Giáo (vài người trong số họ tự gọi mình là Công Giáo Anh) tuyên bố cử hành cả bảy bí tích.
Trong khi Anh Giáo và Công Giáo đồng ý rằng Đức Kitô thiết lập bảy bí tích, nhưng không đồng thuận về tính liên tục và hợp pháp của việc của hành các bí tích. Tất cả các nhánh chính của Kitô Giáo có bí tích rửa tội hợp pháp dưới nhãn quan Công Giáo, do đó, người Tin Lành trở lại không cần phải rửa tội lại trừ khi có một nghi ngờ nghiêm trọng về chất thể (đổ hay dìm vào trong nước) hay mô thể (tuyên xưng công thức rửa tội nhân danh Ba Ngôi). Giáo Hội Công Giáo cũng công nhận tính thành sự của hôn nhân Kitô Giáo bất cứ khi nào hai người đã được rửa tội (một người nam và một người nữ) bước vào hôn nhân thánh đầu tiên trong ý muốn tự do của họ. Nhưng Giáo Hội Công Giáo từ chối tính thành sự của các bí tích của các giáo phái khác (ví dụ như bí tích Thêm Sức, Truyền Chức,…) vì có một sự tách rời nghiêm trọng với tính tông truyền đối với việc tấn phong các giám mục, các linh mục và phó tế cũng như việc sử dụng các lời hoàn toàn khác và ý hướng của thừa tác viên trong tương quan với điều mà Hội Thánh Công Giáo sử dụng và thấy là cần thiết.
Như đã nói, từ thời các tông đồ, Hội Thánh Công Giáo luôn tin và cử hành bảy bí tích do Chúa Giêsu Kitô thiết lập để thông ban ân sủng. Cả Bảy bí tích này có nguồn gốc trong Thánh Truyền và được đề cập đến trong Kinh Thánh: Rửa Tội (Mt 28:18–20), Thêm Sức (Cv 8:14–17, 9:17–19, 10:5), Thánh Thể (Mt 26:26–28, Mc 14:22–25, Lc 22:7–20, Ga 6:25–71), Thống Hối (Ga 16:1–8, Mt 16:13–19), Xức Dầu Bệnh Nhân (Gc 5:13–16), Hôn Phối (Mt 19:3–12), và Truyền Chức (Cv 14:22–23, Dt 5:1–10). Các bí tích này được xem như toàn bộ cơ câu tương ứng với những giai đoạn tự nhiên và siêu nhiên của đời sống, như là các bí tích khai tâm, các bí tích chữa lành và các bí tích xây dựng cộng đoàn.
Chuyển ngữ: Nhóm Maiorica, Học viện Dòng Tên
Nguồn: Rev. John Trigilio JR., Ph.D., and Rev. Kenneth D. Brighenti, Ph.D., The Catholicism Answer Book- The 300 Most Frequently Asked Question, (Naperville, Illin