Không bao có Giám mục, linh mục, tu sỹ bán thuốc… & Của hồi môn
Ngày đăng: 5:16 PM - 02/02/2023

Của hồi môn

Những ngày gần đây, cư dân mạng xôn xao về một đám cưới ở Bình Dương với số của hồi môn và quà “khủng” mà đôi tân hôn nhận được từ cha mẹ hai bên. Với hàng trăm lượng vàng, hàng chục xuất đất sổ đỏ chính tên, hàng trăm căn hộ và nhiều vật phẩm giá trị khác, đôi tân hôn chắc chắn sẽ có một nền tảng vững vàng để xây dựng cơ đồ cho tổ ấm riêng của mình. Đối với nhiều người, lượng quà tặng giá trị ấy chắc chắn là thứ trong mơ cũng không dám nghĩ tới. Và với tôi, nó để lại trong tôi dòng suy tư: Đâu mới là món quà ý nghĩa mà cha mẹ hay các thế hệ đi trước để lại cho con cháu, để chúng có thể tự lập trên chính đôi chân và gánh vác sự nghiệp trên đôi vai mình?
Trong thực tế, không ai dám khinh thường sức mạnh của vật chất hay tiền bạc, nhất là khi người ta lao công vất vả mới có thể thu góp và thủ đắc được, hầu cải thiện chất lượng cuộc sống và có thể giúp đỡ những người xung quanh. Cũng chẳng có thể cấm ai không để lại cho con cháu mình số tài sản mà họ đã nhọc công làm ra, với ước mong chúng có thể gầy dựng nền móng tốt đẹp hơn cho sự nghiệp sau này. Lập gia đình là chuyện quan trọng trong đời người, bởi từ đây, người nam và người nữ, từ chỗ không quen biết, đã tách ra khỏi gia đình nguyên thủy của mình để tìm đến và bổ túc cho nhau trong một gia đình mới. Họ tin vào những lời thệ nguyện hôn nhân về “những lúc đau ốm và những lúc khỏe mạnh” và “cho đến khi cái chết chia lìa chúng ta”. Tuy nhiên, bước đi đầu đời bao giờ cũng đầy vất vả, gian nan. Cần lắm những bàn tay đỡ nâng những bước đi chưa vững trong thời gian đầu của cuộc sống nói chung và hôn nhân nói riêng.
Xã hội với lối sống xô bồ ngày nay làm con người ta dễ sống theo trào lưu thích hưởng thụ và nhiễm tư tưởng “cao thủ không bằng tranh thủ”, “nhất quan hệ, nhì tiền tệ, ba trí tuệ” … và do đó, họ không sống thật được với chính mình. “Những bàn tay đỡ nâng” lúc này thực sự là gì? Vượt lên trên những gì là vật chất hay tiền bạc, thiết nghĩ gia sản mà cha mẹ có thể để lại cho con mình chính là gương sáng về lòng nhân, là cách đối nhân xử thế, và là bài học để có thể trở thành người tử tế. “Ngày nay, người ta cần những chứng nhân hơn là thầy dạy” – câu nói của Đức giáo hoàng Phaolô VI vẫn còn nguyên giá trị. Có thể, những vật chất hay của cải là những thứ cần thiết, nhưng chúng lại không thể tồn tại vĩnh viễn. Có nhiều cha mẹ không quá giàu, thậm chí còn nghèo túng, nhưng chắc chắn một lời nói yêu thương, quan tâm hay cử chỉ thể hiện lòng thứ tha ân tình đến lối thực hành đức tin chân thành sẽ là gia sản tinh thần quý báu mà mỗi người con có thể cảm nhận được từ nơi thâm sâu cõi lòng. Và, nó sẽ là thứ “của cải” trường tồn bền vững theo thời gian và năm tháng.
Hơn 2 thiên niên kỉ trước, Chúa Giêsu đã nhọc công rong ruổi khắp miền đồi núi xứ Palestine để gầy dựng “sự nghiệp”. Trong bữa tiệc cuối cùng, trước khi xa rời các môn đồ về mặt thể lý, Ngài cũng để lại cho những người yêu dấu tất cả gia sản của mình, với ước mong họ sẽ lấy đó làm “vốn” để “làm ăn sinh lời”: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34). Gia sản ấy là vô giá, bởi được đánh đổi bằng giá máu của Con Thiên Chúa. Kể từ đó, đã có lớp lớp người nhận lấy “khối tài sản” ấy, cùng nhau mặc chiếc áo đồng phục “đức ái” để đồng lòng xây dựng nền móng vững chắc cho ngôi nhà Nước Trời. Cho đến hôm nay, nguồn gia sản ấy vẫn được lưu giữ và truyền rao, khi âm thầm như nắm men trong bột, khi hăng say như gió ngoài biển khơi qua gương sống chứng tá của những tâm hồn thiện chí.
Quả thật, có nhiều cách để thế hệ trước trao yêu thương cho những thế hệ tiếp nối – những người mà họ thương mến. Dẫu vậy, của trao và cách thức trao sẽ là rất quan trọng, để người nhận có thể cảm thấy nơi món quà ấy chất chứa tình yêu mến, và để trưởng thành hơn từ chính món quà được nhận. Tôi cứ ấn tượng mãi về hình ảnh Bill Gates – nhà sáng lập Microsoft, cũng là nhà tỉ phú thứ 3 trên thế giới với khối tài sản lên tới 38 tỷ USD – đã quyết định sẽ dành phần lớn khối tài sản đó để làm từ thiện, và chỉ để cho các con “một nền giáo dục tốt để có thể tự khởi động sự nghiệp của riêng mình”, và một khoản “tài chính nhất định để đảm bảo rằng các con sẽ không bị nghèo đi”.



Ba chìa khóa để có một Mùa Chay tốt lành: Đi lên, đi vào và đi ra
Mỗi tối trước khi đi ngủ, khi bạn cầu nguyện cuối ngày, hãy đề xuất cho ngày hôm sau là thực hiện ít nhất một hành động đơn giản để làm cho một người nào đó trong gia đình bạn hạnh phúc...
Trong Bài Đọc Tin Mừng Thứ Tư Lễ Tro, được trích từ chính tâm điểm của Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu đặt ra nền tảng cho ba thực hành căn bản mà chúng ta phải thực hiện để Mùa Chay này thực sự sinh hoa trái và đạt tới tột đỉnh trong niềm vui và bình an tràn đầy. Mầu Nhiệm Vượt Qua - Cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta. (Đọc và suy niệm Mt 6:1-18)
Giải thích ba chiều
Nếu bạn thích, như một công cụ tinh thần đặc biệt và hữu ích để ghi nhớ Lời Chúa Giêsu, chúng tôi đưa ra cách giải thích ba chiều về ba thực hành cơ bản cụ thể của Mùa Chay này là cầu nguyện, sám hối (ăn chay) và làm việc bác ái. Vì vậy, trong lời cầu nguyện, chúng ta đi lên cùng Thiên Chúa; trong việc thực hành sám hối (ăn chay), chúng ta đi vào bên trong chính mình; và cuối cùng, đối với việc bố thí, chúng ta đi ra để làm việc bác ái cho người khác. Tóm lại, nếu chúng ta thực sự muốn sống một Mùa Chay phong phú và hiệu quả, thì chúng ta hãy làm điều đó: Đi lên! Đi vào! Đi ra!
Ba thực hành: Đi lên, Đi vào, Đi ra!
Các khả năng trong ba lĩnh vực này là vô số. Chúa Thánh Thần thổi đâu tùy ý Ngài; cảm hứng từ Chúa Thánh Thần không thể bị phong tỏa hoặc giới hạn trong một ý tưởng hoặc thực hành cụ thể. Để cho ngắn gọn, chúng tôi muốn đưa ra một cách thực hành trong lược đồ ba chiều này: Đi lên! Đi vào! Đi ra!
1. ĐI LÊN!
Trong Mùa Chay Thánh này, chúng ta hãy đi lên cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha nhân từ của chúng ta, Chúa Giêsu là Anh Cả của chúng ta, và Chúa Thánh Thần là Người Bạn Thân Nhất của chúng ta. Rất có thể bạn đang vò đầu bứt tai và tự hỏi: Chà, tôi nên thực hiện lời cầu nguyện hoặc những lời cầu nguyện nào để sống Mùa Chay Thánh này một cách trọn vẹn nhất? Câu trả lời như sau: Hãy đi lên bằng cách quyết định nắm lấy và sống hết mức có thể lời cầu nguyện vĩ đại nhất, đó là Hy Tế Thánh của Thánh Lễ.
Bốn Mươi Ngày Với Chúa Giêsu, trong Chúa Giêsu, Chúa Giêsu Yêu Thương
Bằng cách quyết định tham dự Thánh Lễ hằng ngày và tham dự đầy đủ, tích cực và có ý thức (Vatican II, Sacrosanctum Concilium), bạn sẽ ở với Chúa Giêsu, lắng nghe Chúa Giêsu, đón nhận Chúa Giêsu, để Chúa Giêsu yêu bạn và về phần bạn hãy đáp lại bằng cách yêu mến Chúa Giêsu.
Lời cầu nguyện lớn lao nhất trong tất cả các lời cầu nguyện
Cho đến nay, điều cao cả nhất, lớn lao nhất, cao quý nhất trong tất cả những lời cầu nguyện khi chúng ta còn sống trên hành tinh trái đất này là tham dự Thánh Lễ và sống Thánh Lễ với mọi thớ thịt của con người chúng ta, với tất cả những gì chúng ta là và với tất cả những gì chúng ta có thể dâng cho Thiên Chúa. Tại sao? Vì một lý do đơn giản rằng Hy Tế Thánh của Thánh Lễ thực sự là Opus Dei - nghĩa là Công Việc của Thiên Chúa.
Trung Tâm và Bản Chất của Thánh Lễ?
Trung tâm đích thực và bản chất của Thánh Lễ là Chúa Giêsu, Lễ Vật tinh tuyền, Đấng hiến mình cho Thiên Chúa Cha trong quyền năng của Chúa Thánh Thần để cứu rỗi toàn thể nhân loại, trong đó có bạn và tôi. Thánh Lễ là sự sống lại Hy Tế của Chúa Giêsu trên thập giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh đầu tiên. Trong mọi cử hành Hy Tế Thánh Lễ, hoa trái của Núi Sọ được áp dụng vô cùng dồi dào cho toàn thế giới và cho mỗi cá nhân chúng ta.
Đi Lễ và Rước Mình Thánh Chúa
Vì thế, nếu bạn muốn sống Mùa Chay cách trọn vẹn thì hãy đi dự Thánh lễ và rước Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể với một đức tin sống động, một niềm hy vọng nồng cháy và một tình yêu cháy bỏng. Bạn sẽ được biến đổi thành những gì bạn rước lấy; theo lời của Thánh Tông Đồ vĩ đại Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Galát 2:20)
2. ĐI VÀO!Bây giờ hãy đi vào những nơi sâu kín nhất trong trái tim bạn: tâm hồn, con người bên trong của bạn và đào thật sâu! Bạn nên đào cái gì? Tội lỗi của bạn!
Tiên tri Isaia khuyến khích chúng ta bằng những lời này: “Dẫu tội lỗi các ngươi đỏ như son điều, ta sẽ khiến chúng trở nên trắng như tuyết” (Is 1:18) Tại sao không đào thật sâu, thật sâu vào những nơi sâu kín nhất của con người nội tâm bạn - trái tim, tâm hồn, lương tâm của bạn và rút ra tất cả những đau khổ về mặt đạo đức của bạn và trao chúng cho Chúa Giêsu.
Thật vậy, Chúa Giêsu là Vị Lương Y Thần linh có thể chữa lành mọi ốm đau, mọi đau yếu, mọi bệnh tật. Ngài chữa lành người mù, người què, người câm, người bại liệt, người phong cùi và thậm chí còn khiến người chết sống lại và ban cho họ sự sống mới. Cũng chính Chúa Giêsu này có thể chữa lành cho tôi khỏi bệnh tật trong cách sống đạo của tôi và phục hồi cho tôi sức khỏe tâm linh nếu tôi tin tưởng và tín thác vào Ngài với niềm tin tưởng hoàn toàn vào Lòng Thương Xót của Ngài, phẩm tính cao cả nhất nơi Thánh Tâm Ngài!
Làm thế nào? Chúng ta đi theo con đường nào?
Là người Công giáo, cách hiệu quả nhất để Đi vào là lãnh nhận Bí tích Giải tội, Sám hối, Hòa giải! Bằng cách thú nhận tội lỗi của mình với linh mục, chúng ta thực sự đang thú nhận chúng với Chúa Giêsu Kitô là Vị Lương Y Thần Linh của chúng ta, Đấng Chữa Lành của chúng ta, Bạn Hữu của chúng ta, Người Yêu vĩ đại nhất của chúng ta và Đấng Cứu Độ của chúng ta! Hãy cố gắng xưng tội cách tốt lành nhất trong đời bạn - như thể đó là lần xưng tội đầu tiên, cuối cùng và duy nhất của bạn. Ai biết được, có thể là như thế.
Cái chết của chúng ta có thể đến như một tên trộm trong đêm, như Kobe Bryant[1]. Nói một cách dễ hiểu, hãy chuẩn bị cho mình theo cách tốt nhất có thể. Sau đó xưng tội với thái độ khiêm nhường, trong sáng và vâng lời. Hãy thú nhận tất cả các tội trọng của bạn, theo loại tội và số lượng.
Nếu làm tốt, bạn sẽ ra khỏi tòa giải tội với lương tâm hoàn toàn bình an, trái tim trong trắng như tuyết, và cuộc đời bạn được biến đổi nhờ Máu Chiên Con, Đấng xóa tội trần gian! Những lời của vị linh mục sau khi xá tội đầy an ủi biết bao: “Hỡi con, tội lỗi của con đã được tha; hãy đi bình an!”
3. ĐI RA!
Mệnh lệnh gồm hai từ này như phủ một lớp kem lên chiếc bánh của ba thực hành Mùa Chay. Đi Ra có nghĩa là thực hành việc cho đi. Thực hành việc bác ái không chỉ là bố thí tiền của hay thức ăn cho người nghèo sống dưới gầm cầu trong một đêm đông lạnh giá. Đây chỉ là một cách giải thích về bố thí. Một cách giải thích rộng rãi và bao quát hơn về bố thí là thực hành lòng từ thiện, lòng trắc ẩn và sự phục vụ yêu thương đối với bất cứ ai.
Việc bác ái bắt đầu tại nhà
Tất cả chúng ta đều đã nghe câu nói: “Việc bác ái bắt đầu từ gia đình”. Mặc dù câu châm ngôn này nghe có vẻ ngọt ngào và dễ nghe, nhưng nó rất đòi buộc trong bối cảnh gia đình. Tại sao? Trong bối cảnh gia đình, chúng ta ý thức sâu sắc về những khiếm khuyết rõ ràng của tất cả các thành viên trong gia đình chúng ta. (Nhân tiện, đây là con đường hai chiều; họ cũng nhận thức sâu sắc về những khuyết điểm rõ ràng của chúng ta!) Điều đặc biệt khiến chúng ta khó chịu là thực hành lòng tốt, tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sự kiên nhẫn, chịu đựng và kiên trì với những người mà chúng ta cùng chia sẻ cuộc sống.
Thật dễ dàng để tử tế, mỉm cười, vui vẻ và lạc quan với những người chúng ta gặp ở nơi làm việc, trường học hoặc thậm chí ở cửa hàng. Nhưng một khi chúng ta về nhà, thiên thần trong chúng ta biến thành ác quỷ. Thánh Têrêsa Avila đã từng nhận xét về cách cư xử của các nữ tu trong tu viện bằng những lời này hoặc tương tự: “Các chị là những thiên thần bên ngoài tu viện, nhưng là ác quỷ bên trong tu viện.”
Một thực hành cụ thể trong bối cảnh gia đình là đi ra
Tại sao không biến đề nghị cụ thể này thành một hành động cụ thể trong bối cảnh gia đình! Mỗi tối trước khi đi ngủ, khi bạn cầu nguyện cuối ngày, hãy đề xuất cho ngày hôm sau là thực hiện ít nhất một hành động đơn giản để làm cho một người nào đó trong gia đình bạn hạnh phúc, mang lại niềm vui cho người đó. Chúa Giêsu thực sự hiện diện bằng cách cải trang trong con người đó!
Những gợi ý?
Có thể là một nụ cười, một lời cầu nguyện ngắn dành cho họ, một lời tử tế, một lời động viên, một món quà nhỏ, một cái vỗ nhẹ vào lưng, một sự phục vụ, một hy sinh nhỏ, một bàn tay chìa ra giúp đỡ, một hành động khiêm tốn, một đôi tai lắng nghe, một sự chịu đựng như một cống hiến thầm lặng. Những cử chỉ bác ái, cho đi đơn giản này và nhiều điều khác là những điều kiện làm cho đời sống chung của gia đình trở thành một nơi tuyệt vời để là chính mình, một nơi tuyệt vời để sống, một bầu không khí vui tươi làm đẹp lòng Thiên Chúa.
Vì vậy, hỡi các bạn, ước gì đây là Mùa Chay tốt nhất trong tất cả các Mùa Chay! Hãy nhớ, ĐI LÊN trong cầu nguyện - Thánh Lễ và Rước Lễ. ĐI VÀO bằng cách đào bới và loại bỏ rác rưởi trong đời sống giữ đạo của bạn bằng cách thực hiện một lần Xưng tội tốt lành. Cuối cùng, ĐI RA đến với những người khác - tìm hiểu ý nghĩa của “việc bác ái bắt đầu từ gia đình.” Trước tiên hãy yêu thương những người thân trong gia đình bạn, sau đó là cả thế giới nói chung!
Phêrô Phạm văn Trung
Chuyển ngữ từ: catholicexchange.com (23.02.2023)
[1] Chú thích của người dịch: Huyền thoại bóng rổ mới qua đời ở tuổi 41 trong một vụ tai nạn trực thăng ở Calabasas, California, ngày 26/1/2020 vừa qua. Con gái Gianna 13 tuổi của anh cũng là một trong chín nạn nhân tử vong trong thảm kịch này.

Cầu nguyện, ăn chay và bố thí làm nên tiêu chuẩn của sự trưởng thành tâm linh (22/02/2023 07:42:30 - Xem: 394)
Khi bước vào Mùa Chay với nghi thức xức tro, chúng ta quyết tâm thực hành khổ chế trong việc cầu nguyện, ăn chay và bố thí.

Màu tím là màu sắc quen thuộc với đời sống chúng ta hàng ngày. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa màu tím trong cuộc sống là gì? Cùng khám phá qua bài viết sau nhé!
Là một trong những màu sắc thân thuộc với mọi người, màu tím với vẻ đẹp huyền bí luôn hấp dẫn bất cứ ai lần đầu nhìn thấy nó. Cùng Bách hóa XANH tìm hiểu những điều thú vị xoay quanh về màu tím trong cuộc sống.
1. Tìm hiểu về màu tím
Định nghĩa màu tím
Màu tím là gì? Chắc chắn đây là câu hỏi nhiều người cũng thắc mắc khi lần đầu tiếp xúc đến nó. Mỗi một lĩnh vực khác nhau sẽ có một định nghĩa về màu tím khác nhau như:
Màu tím trong hội họa thì nó là sự kết hợp của màu xanh dương và màu đỏ
- Màu tím trong hội họa thì nó là sự kết hợp của màu xanh dương và màu đỏ, theo một tỉ lệ khác nhau sẽ tạo nên màu tím ở từng độ màu khác nhau.
- Đối trong quang học, màu tím nằm trong dài màu xanh lam ánh đỏ hay tia ánh xanh lam, có bước sóng ngắn gần cuối quang phổ, nằm trong khoảng 380 đến 420 nanomet. Dạng bước sóng này khó hình thành trên màn hình máy tính, chỉ có thể nhìn thấy khi nó được phản chiếu từ rãnh phản quang trên mặt đĩa CD.
- Còn trong đời sống, màu tím ngoài tên là purple trong tiếng anh ra thì nó còn được gọi là violet, đây là từ bắt nguồn từ tiếng Pháp, theo màu sắc tím với sắc thái xanh lam hơn so với màu tía, cường độ nhạt hơn của loài hoa violet.
- Theo khoa học thì màu tím là bước sóng mạnh của năng lượng điện tử, có chỉ cách vài bước với x-ray và gamma ray, do đó bằng chứng này đã giải thích ánh tím xuất hiện trên màu trời hay trong dải ngân hà mà chúng ta thường thấy.
Nguồn gốc màu tím
Nguồn gốc của màu tím cũng khá là đặc biệt, nếu màu đỏ là màu sắc dễ tìm thấy trong tự nhiên thì màu tím lại ngược lại, chúng ta khó tìm thấy màu sắc nguyên chất trong tự nhiên.
Màu tím xuất hiện lần đầu tiên trong nghệ thuật tiền sử vào thời kỳ đồ đá mới trong hang động Pech Merle từ 16.000 đến 25.000 năm TCN khi các họa sĩ trong thời kỳ này dùng que bột mangan và hematit để tạo nên màu tím.
Màu tím nguyên chất được tạo nên vỏ ốc Murex tại xưởng nhuộm quần áo tại Phoenicia
Đến thế kỷ 15 trước Công nguyên, màu tím nguyên chất được tạo nên từ thuốc nhuộm của công nhân xưởng nhuộm quần áo của hai thành phố Sidon và Tyre của Phoenicia cổ đại (Lebanon ngày nay) từ Ốc Murex Brandaris
Lúc bấy giờ để cho ra 1.5 g thuốc nhuộm màu tím tinh khiết người thợ thủ công đã cần tới 12.000 con ốc Murex. Trong khoảng thời kỳ này, màu tím được dùng cho hoàng gia, quý tộc, bởi vì thể mà loài ốc này bị nhanh chóng tuyệt chủng cho săn bắt quá đà..
Từ thế kỷ 18 đến 19 thì màu tím vẫn được xem biểu tượng của hoàng gia, giám mục, các quý tộc cho đến thế kỷ 20 trở đi, màu tím trở nên thương mại và phổ biến đến khắp tầng lớp trong xã hội.
Tham khảo thêm: Pantone công bố màu của năm 2023: Sắc đỏ Viva Magenta
2. Ý nghĩa của màu tím
Ý nghĩa của màu tím trong tình yêu
Nhắc đến màu tím, ai cũng nghĩ đến sự chung thủy và son sắc trong tình yêu, ý nghĩa này của màu tím bắt nguồn trong chuyện tình của hoàng đế Napoléon Bonaparte và hoàng hậu của ông là bà Joséphine de Beauharnais.
Màu tím của hoa violet cũng như loài hoa này được tượng trưng về tình yêu cao cả, sẵn sàng hy sinh, chờ đợi
Mặc dù, mối tình của ông và hoàng hậu Joséphine de Beauharnais không được gia tộc Bonaparte chấp thuận, cùng đam mê chiến tranh của ông mà đã bỏ lơ mọi sự yêu thương, trông ngóng của bà đến khi cả hai ly dị do không có con với nhau.
Đến khi bà mất, Napoléon Bonaparte bị đày đảo Elba, với nỗi niềm thương nhớ người vợ trong quá khứ đến khi mất ông cũng nắm lấy hoa violet và lọn tóc của bà.
Từ đó, màu tím của hoa violet cũng như loài hoa này được tượng trưng về tình yêu cao cả, sẵn sàng hy sinh, chờ đợi, từ đó nó trở thành một trong nhiều cảm hứng trong mọi lĩnh vực từ thơ ca đến nghệ thuật.
Ý nghĩa của màu tím trong thiết kế
Trong thiết kế thời trang, màu tím mang một vẻ đẹp huyền bí, hấp dẫn, nó là đại diện của sự sáng tạo, giàu có, uy quyền, do đó khi phối các quần áo màu tím thì sẽ gây chú ý cực kỳ.
Màu tím mang một vẻ đẹp huyền bí, hấp dẫn, giàu có, uy quyền
Còn trong ngành thiết kế đồ họa, màu tím có nhiều sắc thái khác nhau, như màu tím nhạt thì chỉ sự hoài cổ, thủy chung, màu tím đậm thì sẽ hiện lên sự sang trong cao quý. Vì vậy, có nhiều thương hiệu lớn dùng màu tím làm màu chủ đạo cho logo của mình như Yahoo, Viber,..
Trong thiết kế nội thất thì màu tím được đánh giá khá cao, nhất là những ai thích nhẹ nhàng, lãng mạn. Ngoài ra, màu tím còn được dùng nhiều trong thiết kế trang sức, kim hoàn bởi nó mang lại vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy, phú quý, cao sang.
Ý nghĩa của màu tím trong phong thủy
Màu tím trong phong thủy ngũ hành thì màu này thuộc vào hành Hỏa
Màu tím trong phong thủy ngũ hành thì màu này thuộc vào hành Hỏa, trong ngũ hành tương sinh thì mệnh Hỏa sinh mệnh Thổ, do đó màu tím sẽ hợp mệnh với những ai thuộc mệnh Hỏa và Thổ. Những ai thuộc hai mệnh kể trên khi lựa chọn vật phẩm, nội thất, trang sức,…có màu tím đều có thu được nhiều nguồn năng lượng tốt, giúp may mắn và hút tài lộc, trong việc hanh thông.
Ý nghĩa của màu tím trong văn hóa
Trong văn hóa, màu tím cũng có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy vào văn hóa của mỗi nước, tuy vậy màu tím đều biểu tượng của quyền lực và sang trong văn hóa phương Đông và cả phương Tây. Một số ý nghĩa văn hóa của màu tím trong từng văn hóa mỗi nước hay tôn giáo, cụ thể như sau:
Trong Thiên Chúa giáo, màu tím có liên quan đến sự ăn năn, chuộc tội và hồi ức
- Tượng trưng cho sự hòa bình, trí tuệ trong Ấn Độ giáo.
- Sự cứu chuộc thông qua Chúa trong Thiên Chúa giáo.
- Trong Thiên Chúa giáo, màu tím có liên quan đến sự ăn năn, chuộc tội và hồi ức.
- Màu tím ở Ai Cập là tượng trưng cho niềm tin, đức hạnh. Ở các quốc gia Châu Phi, màu tím gắn liền với biểu tượng của hoàng gia, thịnh vượng.
- Ở Hoa Kỳ, màu tím là màu của sự danh dự. Tuy vậy, màu tím ở Thái Lan, Anh, Brazil, Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ,… nó lại mang sắc thái bi thảm, đại diện cho màu báo hiệu cho người chết, thường chỉ được mặc khi có quốc tang.
3. Cách sử dụng màu tím trong cuộc sống
Cách chọn đồ màu tím hợp thời trang
Màu tím là màu nổi bật, gây thu hút nhất sau màu đỏ, những ai thích phối đồ quần áo có màu tím sao cho đẹp, sành điệu là điều nhiều người thắc mắc.
Màu tím là màu nổi bật, gây thu hút nhất sau màu đỏ
Màu tím có tính trung hòa, tinh tế cao nên khi phối đồ thì bạn chọn những màu sắc trung tính như màu trắng, màu xám, màu đen khi phối hợp với nhau tạo nên tổ hợp quyến lực, hấp dẫn, sành điệu.
Bạn cũng có thể phối màu tím với màu tím nhưng phải lưu ý, bạn nên chọn màu tím có sự tương phản như tím nhạt phối tím đậm, tím đỏ phối tím nhạt, để tránh mix đồ trông già.
Cách chọn màu tím phù hợp trong thiết kế đồ họa
Màu tím gắn liền với sự sang trọng, quyền lực, cao quý, bí ẩn, tâm linh
Như đã đề cập ở trên, màu tím trong thiết kế gắn liền với sự sang trọng, quyền lực, cao quý nhưng nó còn mang thêm vẻ đẹp bí ẩn, tâm linh. Do đó, trong thiết kế đồ họa thì họ thường sẽ kết hợp thêm màu xanh lá cây, màu hồng để tạo vẻ đẹp quyến rũ và sang trọng tùy vào đối tượng và chủ đề.
Cách chọn màu tím phù hợp trong phong thủy
Trong phong thủy tương sinh, màu tím đại diện cho Hỏa mà mệnh Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, vì thể những màu sắc phù hợp với màu tím trong phong thủy phù là màu xanh lá, màu vàng nâu, đỏ,….
Màu sắc phù hợp với màu tím trong phong thủy phù là màu xanh lá, màu vàng nâu, đỏ,….
Nếu ai thuộc mệnh Thổ thì nên chọn màu sơn nội thất, vật phẩm màu đỏ, hồng,… đại diện mệnh Hỏa để tăng lên khi vận bản thân. Tương tự, ai thuộc mệnh Hỏa thì chọn màu thuộc hành Mộc để tương sinh, gia tăng phúc khí cho bản thân khi kết hợp với màu tím.
https://gpcantho.com/kham-pha-nguon-goc-y-nghia-mau-tim-trong-cuoc-song/
https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/kham-pha-nguon-goc
Khác biệt Bắc Nam trong ngôn ngữ
Bắc bảo Kỳ, Nam kêu Cọ
Bắc gọi lọ, Nam kêu chai
Bắc mang thai, Nam có chửa
Nam xẻ nửa, Bắc bổ đôi
Ôi! Bắc quở Gầy, Nam than Ốm
Bắc cáo Ốm, Nam khai Bịnh
Bắc định đến muộn, Nam liền la trễ
Nam mần Sơ Sơ, Bắc làm Lấy Lệ
Bắc lệ tuôn trào, Nam chảy nước mắt
Nam bắc Vạc tre, Bắc kê Lều chõng
Bắc nói trổng Thế Thôi, Nam bâng quơ Vậy Đó
Bắc đan cái Rọ, Nam làm giỏ Tre
Nam không nghe Nói Dai, Bắc chẳng mê Lải Nhải
Nam Cãi bai bải, Bắc Lý Sự ào ào
Bắc vào Ô tô, Nam vô Xế hộp
Hồi hộp Bắc hãm phanh, trợn tròng Nam đạp thắng
Khi nắng Nam mở Dù, Bắc lại xoè Ô
Điên rồ Nam Đi trốn, nguy khốn Bắc Lánh mặt
Chưa chắc Nam nhắc Từ từ, Bắc khuyên Gượm lại
Bắc kêu Quá dại, Nam bảo Ngu ghê
Nam Sợ Ghê, Bắc Hãi Quá
Nam thưa Tía Má, Bắc bẩm Thầy U
Nam nhủ Ưng Ghê, Bắc mê Hài Lòng
Nam chối Lòng Vòng, Bắc bảo Dối Quanh
Nhanh nhanh Nam bẻ Bắp, hấp tấp Bắc vặt Ngô
Bắc thích cứ Vồ, Nam ưng là Chụp
Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt Tường Vi
Nam nói: mày đi! Bắc hô: cút xéo.
Bắc bảo: cứ véo! Nam: ngắt nó đi.
Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói
Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn!
Bắc gọi tiền đồn, Nam kêu chòi gác
Bắc hay khoác lác, Nam bảo xạo ke
Mưa đến Nam che, gió ngang Bắc chắn
Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi hay
Bắc nấu thịt cầy, Nam thui thịt chó
Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên
Anh Cả Bắc quên, anh Hai Nam lú
Nam: ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi!
Bắc mới tập bơi, Nam thời đi lội
Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui
Thui thủi Bắc kéo xe lôi, một mình xích lô Nam đạp
Nam thời mập mạp, Bắc cho là béo
Khi Nam khen béo, Bắc bảo là ngậy
Bắc quậy Sướng Phê, Nam rên Đã Quá!
Bắc khoái đi phà, Nam thường qua bắc
Bắc nhắc môi giới, Nam liền giới thiệu
Nam ít khi điệu, Bắc hay làm dáng
Tán mà không thật, Bắc bảo là điêu
Giỡn hớt hơi nhiều, Nam kêu là xạo
Bắc nạo bằng gươm, Nam thọt bằng kiếm
Nam mê phiếm, Bắc thích đùa
Bắc vua Bia Bọt, Nam chúa La-De
Bắc khoe Bùi Bùi lạc rang, Nam: Thơm Thơm đậu phộng
Bắc xơi na vướng họng, Nam ăn mãng cầu mắc cổ
Khi khổ Nam tròm trèm ăn vụng, Bắc len lén ăn vèn
Nam toe toét «hổng chịu đèn», Bắc vặn mình «em chả»
Bắc giấm chua «cái ả», Nam bặm trợn «con kia»
Nam mỉa «tên cà chua», Bắc rủa «đồ phải gió»
Nam nhậu nhẹt thịt chó, Bắc đánh chén cầy tơ
Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt
Khi thấm, Nam xách thùng thì Bắc bê xô
Nam bỏ trong rương, Bắc tuôn vào hòm
Nam lết vô hòm, Bắc mặc áo quan
Bắc xuýt xoa “Cái Lan xinh cực!”,
Nam trầm trồ “Con Lan đẹp hết chê!”
Phủ phê Bắc trùm chăn, no đủ Nam đắp mền
Tình Nam duyên Bắc có thế mới bền mới lâu…
https://gpcantho.com/khac-biet-bac-nam-trong-ngon-ngu/
Nguồn Báo Dựng Lều số 23 (Dòng Thánh Gia Lx)
Hiệp hành với người đau khổ một sứ vụ tưởng dễ mà không dễ.
“Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai” là thông điệp mà nhạc sĩ Trần Lập gởi gắm trong bài hát “Đường đến đỉnh vinh quang”, một thông điệp nhắc nhở cho ta rằng đau khổ thực sự là một nhu cầu thiết yếu cho đời sống làm người vì “vàng phải được tôi luyện trong lửa, người sáng giá phải được thử trong lò ô nhục” (Hc 2,5). Nói như thế, phải chăng ta đang ủng hộ chủ nghĩa khắc kỷ, tìm kiếm khổ đau? Chắc chắn không phải là thế ! Nhưng, đau khổ lại là lẽ thường tình của kiếp nhân sinh. Không có đau khổ, hay thiếu vắng đau khổ trong đời, người ta “sẽ không lớn nổi thành người”, không thể hoàn thành “định mệnh” của mình, càng không thể hiểu được giá trị chân thực, sâu xa của đời sống làm người và làm con Thiên Chúa. Trong niềm tin Kitô giáo, đau khổ mang một ý nghĩa cứu độ “cho mình và cho người”. Thật vậy, chính “Đức Giêsu cũng phải trải qua gian khổ để trở thành vị lãnh đạo thập toàn” (Dt 2,10), đau khổ của Thập giá là phương tiện thần thiêng mà Đức Giêsu đã dùng để biểu lộ tình yêu cứu độ của Ngài cho chúng ta.
Tuy nhiên, có những khổ đau vượt qua cả ngôn ngữ, không thể diễn tả được và cũng không thể cho lời khuyên gì. Trong những nỗi đau tột cùng “xé lòng, não ruột” của anh chị em đồng loại, ta làm gì được cho họ? Đứng trước một bệnh nhân ung thư, đứng trước một người vừa mất đi người thân yêu nhất của đời họ, ta nói gì với họ? Động viên khích lệ ư? Giúp đỡ vật chất ư? Đối với họ, mọi lời nói dường như giả dối và việc làm dường như vô nghĩa.
Tâm trạng của người đau khổ
Theo Xavier Thévenot, nhà thần học luân lý của Đại học Công Giáo Paris, trong nỗi đau tột cùng, người đau khổ luôn có cảm giác bị cô đơn xâm chiếm “Ai có thể giúp tôi lúc này? Tất cả những lời động viên khích lệ đối với tôi ít nhiều đều giả dối, ngoài môi miệng. Ai có thể hiểu bi kịch nội tâm của tôi? Vì vậy, tôi luôn bị cám dỗ nhốt mình trong sự cô độc mặc dòng đời đưa đẩy, nhưng cùng lúc, một góc khuất nào đó trong tôi cũng muốn được giao tiếp... Cứ như thế, tôi bị mắc kẹt trong tâm hồn đau khổ của tôi...”[1]
Hơn thế nữa, trong đau khổ tột cùng, người ta cũng dễ dàng đánh mất niềm tin vào tình yêu của người thân và nơi Thiên Chúa “những điều tạo nên niềm vui của tôi: cơ thể tôi, gia đình tôi, con cái tôi, niềm tin Kitô giáo của tôi... ngay lúc này, chính những điều này lại làm tôi mất thăng bằng. Là một Kitô hữu, tôi bắt đầu cố gắng tìm ra ý nghĩa những đau khổ đang xảy ra cho mình. Tôi lắng nghe những gì mọi người nói về những bài phát biểu, những lý thuyết hay về đau khổ. Tôi lắng nghe một cách trung thực, nhưng chỉ là để nghe mà thôi, vì tôi biết họ chưa ở trong tình trạng như tôi. Nếu đang ở trong tình trạng như tôi, họ có nói hay được như vậy không? Vả lại, sự khỏe mạnh của họ, sự thành công của họ, niềm vui của họ... như một sự xúc phạm với tôi”[2].
Khi một nhân cách bị đau khổ đè bẹp, một cách tự nhiên, người ta có xu hướng quay trở lại những cố thủ trong quá khứ, nghĩa là kích hoạt lại các khoảnh khắc đẹp của cuộc đời họ, nơi mà họ đã từng tận hưởng sự bình yên, niềm vui, tình yêu... Vì thế, người đau khổ bỗng cho mình là trung tâm của thế giới. Có người không ngừng nói về bản thân, bắt người khác lắng nghe họ. Có người thì lui về khép kín lòng mình, không muốn tiếp xúc với ai...
Những bài phát biểu hay, triết lý đẹp[3] !
Khi thăm một người đang đau khổ, chúng ta thường hay nhắn nhủ họ “Bạn biết không? Chúa thích gởi đau khổ thử thách cho những người Ngài yêu thương, đó là dấu chỉ tình yêu đặc biệt của Ngài dành cho bạn”. Nhưng chúng ta sẽ nói gì nếu người ta phản bác lại rằng “là cha, là mẹ, tôi biết, để giáo dục con cái nên tốt thì phải áp đặt những khó khăn để nuôi dưỡng ý chí của chúng. Nhưng, tôi cũng biết rằng tôi không bao giờ tùy tiện áp đặt những đau khổ đè bẹp chúng, làm chúng mất đi hương vị tình yêu cuộc sống...tôi yêu chúng không có nghĩa là tôi thích nhìn thấy chúng dằn vặt trong đau khổ”. Vì thế, tư tưởng “Thiên Chúa gởi đau khổ vì Ngài yêu chúng ta” dường như là một lời khó nghe, khó đón nhận “chẳng lẽ làm cho ai đau khổ mới gọi là yêu đặc biệt?” Điều này trái nghịch với lời của Đức Kitô “Ta đến để cho chúng được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).
Một tư tưởng khác mà chúng ta cũng thường được nghe và thường dùng để an ủi người khác “Bạn biết đấy, bạn hãy vui chịu đi, vì đau khổ của bạn có ý nghĩa cứu độ, cứu thế giới...”. Nhưng, hãy lắng nghe một tâm sự thế này “Lúc đầu, tôi bám vào lời này để nuôi hy vọng cho mình, ít ra đau khổ của tôi cũng có ích cho ai đó. Nhưng nghi ngờ mau chóng nảy sinh trong tôi. Đau khổ đã phá vỡ sức sống trong tôi, nó đè nặng lên những người thân của tôi, thậm chí nó khiến tôi muốn kết thúc cuộc sống của mình. Vậy thì làm sao có thể nói đau khổ là giải pháp cứu chuộc? Ung thư của tôi, là có ích cho người khác ư? Nỗi đau của một đứa trẻ vô tội; nỗi đau của những người mất người thân, mất nhà cửa, mất trắng những gì cả đời đã khó nhọc gầy dựng bỗng chốc bị tiêu tan trong trận động đất, sóng thần... có thể trở thành giải pháp cứu chuộc thế giới không? Như thế, khi làm mục vụ hiệp hành với người đau khổ, đây lại là một lời khuyên vô nghĩa và sáo rỗng nếu ta áp dụng nó không đúng cách.
Tư tưởng cuối cùng “Bạn đau khổ ư? Hãy dâng những đau khổ đó cho Chúa”. Lời này mang ý nghĩa khá tích cực “dâng thân xác, tâm hồn cho Thiên Chúa, dù nó đang bị đau khổ làm biến dạng”. Nhưng, Thiên Chúa là ai? Đấng Chân Thiện Mỹ lại ưa chuộng món quà méo mó xấu xí của một thân xác bị đau bệnh tàn phá, món quà là một tâm hồn héo úa ủ rũ sao?
Hiệp hành với người đau khổ trong nhãn quan mới.
Với những lập luận trên đây, vậy đâu là hành trang giúp chúng ta hiệp hành cùng người khổ đau trong công tác mục vụ tông đồ? Bởi vì, những lời hay ý đẹp mang đậm tính Kitô giáo mà chúng ta hay dùng để an ủi người đau khổ dường như lại là những lời bị mắc kẹt nhất. Nhất là khi đau khổ xảy ra với người vô tội, vô cớ xảy đến với người có đủ lý do để sống một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc. Họ sẽ nổi dậy, họ có quyền nổi loạn, một sự nổi loạn chính đáng.
Thực ra, chúng ta phải chân nhận rằng những lời hay ý đẹp này thực ra là các phím tắt ngôn ngữ quá lớn, khiến chúng ta bị mắc kẹt, không lời giải đáp thỏa đáng cho người đang đối mặt với khổ đau.
Cụ thể, không nên nói “Đức Kitô đã cứu chuộc chúng ta qua đau khổ của Ngài” mà phải nói là Đức Kitô đã cứu chuộc chúng ta bằng cả cuộc đời của Ngài, một cuộc đời được thêu dệt bằng tình yêu nồng nàn dành cho con người, bằng niềm hy vọng vượt trên mọi hy vọng, bằng niềm tin triệt để vào Chúa Cha và vào con người. Chính từ những điều này, khi chịu đau khổ khủng khiếp, sự cứu chuộc nhân loại cũng không nằm ở sự đau khổ của Thập Giá NHƯNG ở trung tâm của nỗi đau khổ tột cùng, Chúa Giêsu vẫn là một người hoàn toàn yêu thương, tin tưởng và hy vọng. Đây mới chính là chân lý mà chúng ta cần nắm vững.
Cũng tương tự, câu nói “dâng những đau khổ cho Chúa” cũng dẫn đến những suy nghĩ trái chiều: đau khổ tự nó hủy diệt, nên “niềm vui” của Thiên Chúa không thể là niềm vui của việc được nhận món quà đau khổ từ con cái loài người. Trái lại, niềm vui của Thiên Chúa là niềm vui nhìn thấy con người được sống hạnh phúc “niềm hạnh phúc viên mãn” mà tình yêu của Đức Kitô là mẫu mực, một niềm sức sống dồi dào được xây dựng trên tình yêu của Thiên Chúa bất chấp những sức mạnh của đau khổ. Vì thế, nói đúng hơn, điều Chúa vui nhận là niềm tin, cậy, mến, khiêm nhường, nhẫn nhục giữa khổ đau.
Nói điều này không phải để biện minh cho lối nói tắt của chúng ta, nhưng để giúp chúng ta áp dụng hiệu quả hơn trong công việc mục vụ thăm viếng người đau khổ. Nếu không, chúng ta dễ dẫn người ta đi chệch khỏi đức tin chân chính và có nguy cơ hình dung về một Thiên Chúa kỳ dị có sở thích nhìn thấy con người quằn quại trong đau khổ. Chẳng hạn, khi nói “Lạy Chúa, con xin dâng những đau khổ của con cho Chúa” thì chúng ta phải ý thức rằng “con xin dâng món quà đau khổ mà Chúa đang dành cho con để con đủ sức tiếp nhận nó với niềm tin, tình yêu và niềm hy vọng Chúa đặt nơi con”, tức là “tạ ơn Chúa vì Chúa đã tin con, đã tin mà trao đau khổ này cho con”. Chúng ta luôn nói về niềm tin của con người vào Thiên Chúa, nhưng thực ra, để trao ban một thử thách cho ai đó, Chúa đã rất tin vào họ.
Hiệp hành với người đau khổ: tưởng dễ mà không dễ !
Nhiều người trong anh chị em của chúng ta đã có những phút đau khổ tột cùng trong bệnh viện, trong cơn đau đớn mất đi người mình yêu thương nhất... Khi chúng ta trải qua những đau khổ về thể xác và tâm hồn như vậy, chúng ta trở nên hoảng sợ như con thú. Chắc chắn lúc này không phải là thời gian mà chúng ta có thể dừng lại để lắng nghe, để suy gẫm hay thậm chí là để cầu nguyện. Dường như, trong đau khổ tột cùng, phần lớn con người ta hoàn toàn không còn khả năng để hành động cách thánh thiện nữa. Chỉ còn nước mắt, tiếng rên rỉ, sự im lặng đầy chết chóc... Và chỉ khi nào đau khổ tàn bạo lắng xuống, người ta mới có thể bình tâm ngẫm nghĩ và tập đón nhận.
Vì vậy, hiệp hành với người đau khổ đúng theo tinh thần bác ái Kitô giáo và mang lại lợi ích tinh thần cho họ không phải là chuyện dễ. Người ta thường nói chỉ khi chúng ta đã từng trải qua đau khổ dữ dội, chúng ta mới đủ khiêm tốn trước người đau khổ “con người chỉ mềm lòng khi đứng trước nỗi đau”. Trong sự khổ tâm của bản thân, ta hiểu được nỗi dằn vặt của người khác :“Đồng bệnh tương lân”: lâm vào tình cảnh bi ai mới biết thương người khốn khó. Hơn nữa,“Nếu bạn biết gánh lấy niềm đau của kẻ khác, thì Thiên Chúa sẽ gánh lấy nỗi khổ đau của bạn và biến nó thành của Ngài.” (V. Ghika). Thế nên, đứng trước người đang đau khổ, chúng ta phải biết rõ rằng đây không phải là lúc dành cho những bài phát biểu vĩ đại, những lý thuyết suông về đau khổ, nhưng đây phải là thời điểm của sự hiện diện kín đáo, quan tâm tế nhị, thể hiện một sự kính trọng nhỏ bé trước mầu nhiệm đau khổ mà người anh em, chị em mình đang phải chiến đấu.
Chúng ta cũng nên hiểu rằng người đau khổ có lý do để nổi loạn. Vì trong mỗi người lớn như chúng ta luôn có một đứa trẻ đang ngủ. Sự nổi loạn do tuyệt vọng tạo nên một chuyển động lấy mình làm trung tâm. Dó đó, giúp người đang đau khổ chiêm ngưỡng Chúa Giêsu trên Thập giá là điều quan trọng, nhưng phải ở thời cơ thuận lợi. Thật vậy, Chúa Giêsu có mọi lý do để tập trung vào chính mình, nhưng Ngài không chơi khôn, Ngài không nói với những người đứng dưới chân Thập Giá “Hãy nhìn xem Ta đau khổ biết bao”. Trái lại, trong thinh lặng Ngài dẫn dắt chúng ta trong cuộc chiến đấu với niềm hy vọng, niềm tin vào tình yêu của Thiên Chúa Cha, Đấng đang đặt niềm tin nơi Ngài.
Để hiệp hành cùng người đau khổ, ta đừng đến với họ như kẻ qua đường, thăm hỏi vài câu cho có lệ; cũng đừng đến với họ như kẻ đi ban ơn bố thí, trao bì thư hay chút quà vật chất mà cho là đủ. Thực ra, người đau khổ rất cô đơn, họ cần sự hiện diện của người bên cạnh: một sự hiện diện thường xuyên, những cử chỉ chăm sóc tế nhị, những cuộc điện thoại, ánh mắt quan tâm, cái nắm tay, cái ôm, cái khoác vai... những cử chỉ nhỏ thôi nhưng cũng đủ sức tiếp thêm nội lực để họ đón nhận đau khổ cách tích cực hơn. Trên hết, hãy cùng cầu nguyện với họ. Cho họ biết rằng mình cầu nguyện nhiều cho họ và luôn nghĩ đến họ. Sau mỗi cuộc thăm viếng mục vụ, hãy ngồi lại kể cho Chúa nghe về những người đau khổ mà ta đã gặp, hãy nài nỉ cầu nguyện cho họ như cho chính bản thân hay người thân chúng ta.
Cuối cùng, chúng ta nên tạo cơ hội để người đang gánh chịu đau khổ bệnh tật có thể tham gia công tác của cộng đoàn, của giáo xứ trong khả năng của họ. Cụ thể, một linh mục, một tu sĩ bị ung thư, nếu vẫn còn có thể làm việc mục vụ thì xin hãy để cho các ngài làm trong khả năng của các ngài. Hãy tạo cho các ngài có cơ hội nắm giữ một vai trò, chức vụ gì đó để các ngài vẫn thấy mình có ích cho cộng đoàn. Với người đau chiến đấu trong bệnh tật thể xác, xin đừng xem họ là gánh nặng, là tàn phế. Trái lại, ta phải biết ơn họ. Vì một cách nào đó trong tình liên đới nhân loại, họ đang vác Thánh giá thay cho cộng đoàn, thay cho gia đình và thay cho chính chúng ta. Hãy nói với họ cảm nhận này rằng ta biết ơn họ, ta khâm phục họ. Vì nếu ta ở hoàn cảnh của họ, ta không biết chắc mình sẽ như thế nào. Nếu họ có thay đổi chút tính khí bẳn hẳn vì bệnh tật thì hãy cảm thông cho họ. Vì nếu ta ở trong hoàn cảnh của họ, chắc gì ta phản ứng tốt hơn.
Lời kết
Sự Dữ giúp ta nhận ra tính cách chân chính của Sự Thiện, thì Đau Khổ cũng giúp ta nhận ra tính cách cao quí của Hạnh Phúc. Nhờ đó con người giảm bớt được những đam mê ích kỷ, những tham vọng và thoả mãn cá nhân, để nỗ lực xây dựng một con đường tình yêu trong sự cảm thương, chia sẻ và gắn bó với nhau trong thân phận làm người. Sứ vụ hiệp hành với người đau khổ sẽ thu lượm được hoa trái dồi dào là giảm bớt nỗi đau, gia tăng niềm hy vọng tin yêu khi chúng ta biết cúi mình khiêm tốn trước nỗi đau của người được ta hiệp hành, như ngạn ngữ Ba Tư: “Tôi đã khóc vì không có giày đi cho đến khi trông thấy một người bị cụt chân”.
Mùa Chay Thánh 2023 với năm kết thúc của lộ trình “Giáo Hội Hiệp Hành 2021-2023”, như một lời nhắc nhở chúng ta về tính khẩn thiết của sứ vụ này. Hiệp hành là lối sống của Hội Thánh[4], của cộng đoàn tôi, của bản thân tôi. Trong ý nghĩa hiệp hành này, nỗi đau khổ của anh chị em xung quanh tôi, trong cộng đoàn, trong giáo xứ, không còn là nỗi đau của riêng họ nữa, mà cũng chính là nỗi đau của tôi. Mùa Chay cũng là thời gian mà mỗi cộng đoàn, mỗi giáo xứ, mỗi người đều tìm cho mình những sáng kiến để làm việc lành phước đức cho người đau khổ xung quanh. Ước mong mỗi người chúng ta tìm ra những phương thế mới để sứ vụ hiệp hành sinh nhiều hoa trái thiêng liêng cho các tâm hồn đau khổ.
(Bài viết có một số tư tưởng được đúc kết từ khóa hội thảo “Hiệp hành với người đau khổ” và khóa học Thần học luân lý của trường Đại học Công giáo Paris)
[1] XAVIER THEVENOT, Une pensée pour des temps nouveaux, Paris, Edition Don Bosco, 2005, p.177
[2] Sđd, p.178
[3] Sđd.
[4] Hiệp hành là lối sống của Hội Thánh (tgpsaigon.net), truy cập ngày 21/2/2023.
Tác giả bài viết: Nt. Anna Đỗ Khuyên ( MTG QN)
Giám mục, linh mục, tu sỹ bán thuốc…
GPVO (22/2/2G023) – Câu chuyện đức cha này, đức cha kia, linh mục nọ và nữ tu kìa bán thuốc trên mạng không phải là câu chuyện mới. Tiếc thay! Nó vẫn cứ tiếp diễn và bành trướng trên mạng xã hội.
Một số người thân của tôi khi mua thuốc rồi mới hỏi: “Đức cha X có phải bán thuốc không cha?”. Rồi: “Cha ơi! Cha Y có phải bán thuốc không cha?”. Và mới đây, một người đưa hình ảnh nguyên trang của nữ tu Z quảng cáo thuốc hỏi tôi: “Cha ơi! Có phải nữ tu Z bán thuốc không Cha ?”.
Cha biết trả lời sao để người hỏi tin. Tôi nói luôn: “Cô ơi! Cô chịu khó tìm số điện thoại của nữ tu Z đó và hỏi trực tiếp để biết rõ sự thật nhé cô! Con chả biết phải trả lời sao với cô. Theo con thì không có bao giờ nữ tu Z đi bán thuốc trên mạng cả!”
Tiếc thay là có một vị “khúc ruột ngàn dặm” mua thuốc theo lời quảng cáo trên mạng từ cha Y. Thấy tin tưởng quá nên vị đó cho tôi toa thuốc và địa chỉ cha Y đó. Tôi hỏi người đó là mua chưa thì người đó trả lời: “Dạ con mua rồi và họ đã chuyển thuốc tới nhà rồi cha ơi !”
Biết nói gì bây giờ ngay khi người quen cả tin đến như thế.
Một số người thân của tôi khi mua thuốc rồi mới hỏi: “Đức cha X có phải bán thuốc không cha?”. Rồi: “Cha ơi! Cha Y có phải bán thuốc không cha?”. Và mới đây, một người đưa hình ảnh nguyên trang của nữ tu Z quảng cáo thuốc hỏi tôi: “Cha ơi! Có phải nữ tu Z bán thuốc không Cha ?”.
Cha biết trả lời sao để người hỏi tin. Tôi nói luôn: “Cô ơi! Cô chịu khó tìm số điện thoại của nữ tu Z đó và hỏi trực tiếp để biết rõ sự thật nhé cô! Con chả biết phải trả lời sao với cô. Theo con thì không có bao giờ nữ tu Z đi bán thuốc trên mạng cả!”

Thật ra cũng khó nói. Cứ theo suy nghĩ bình thường của người tín hữu. Cứ hễ sơ, hay cha hay hơn nữa là đức cha nói điều gì thì họ tin có thể nói như Kinh Tin Kính vậy. Cứ hễ người tu phán là họ tin là thật. Khó có ai cản họ khi họ nghe lời nào từ người tu và nhất là khi ai nào đó đau bệnh. Ai nào đó rơi vào tình trạng sức khỏe có vấn đề sẽ hiểu. Họ rất lo lắng và một mực đi tìm thầy thuốc giỏi. Vớ trên mạng nghe tin cha, đức cha và sơ bán là họ an tâm. Cứ thế mà mua chứ không hề suy nghĩ.
Lựa vào niềm tin đơn thành ấy mà nhiều người đã bị lừa một cách ngoạn mục. Tiền thuốc trả có khi đến chục triệu chứ không phải là chuyện đùa.
Tôi nhớ chuyện này tôi cũng đã đôi lần cảnh báo nhưng dường như người ta cũng chả chịu nghe lời cảnh báo đó. Chỉ mới hôm qua, một người kia bị giả danh nữ tu lừa bán thuốc. Khi mua rồi mới đi hỏi tôi xem là thật hay giả thì tôi đành chịu. Cơ bản là họ mù quáng và cả tin. Khi họ đã tin rồi thì nghe đức cha bán thuốc thì cỡ gì họ cũng mua vì từ lâu nay đức cha nói là thật.
Cũng chả phải chuyện bán thuốc mà còn nhiều chuyện trên mạng về chuyện mua bán online. Có người cả tin để đặt hàng online nhưng khi mua về thì hàng không như thế.
Một cô thân quen chia sẻ kinh nghiệm mà cô gặp phải. Cô nhìn hàng trên mạng thật đẹp và muốn mua. Kỹ tính một chút thì cô tìm đến cửa hàng. Khi đến cửa hàng thì cô chưng hửng vì cái gọi là cửa hàng chỉ là một cái kios thật nhỏ và lem luốc cùng với mặt hàng đăng trên mạng nó hoàn toàn không giống như những gì khi đến nhìn thực tế.
Chả phải người ta lừa nhau về quần áo, thực phẩm … nhưng người ta có thể lừa nhau được bất cứ chuyện gì có thể lừa được.
Trước một xã hội ảo và giả nhiều hơn thật nên chăng ta phải hết sức thận trọng. Đừng vội tin cũng như đừng cả tin. Với câu nói “lóng lánh không phải là vàng” thì thật là đúng cho mọi thời đại. Ngay cả trong tương quan bạn bè hay cả vợ chồng, có những lời ngon ngọt và xem ra thích nghe và dễ lọt tai nhưng tất cả đều giả nên người ta vẫn hay nói “ngọt ngào và man trá” là như vậy.
Trước những sự giả trá cũng như lừa bịp nhau, chúng ta nên nhắc nhớ nhau để người thân quen của chúng ta hết sức cẩn thận khi mua hàng online. Những nhãn hàng và nhà cung cấp uy tín họ đều nói: “Nhận hàng rồi mới thanh toán” thì ta nên tin nhận. Tránh những rủi ro đáng tiếc khi cả tin khi mua thực phẩm, quần áo và nhất là thuốc chữa bệnh.
Chuyện mà mọi người cần nhớ là không bao giờ có giám mục, linh mục hay nữ tu nào đi bán thuốc ở trên mạng cả. Nên chăng phải thông báo cho nhau để nhất là những người nhẹ dạ không phải sập bẫy những người lừa đảo. Hãy nhắc nhớ với nhau rằng hết sức cẩn thận khi mua hàng.
http://gpvinh.com/giam-muc-linh-muc-tu-sy-ban-thuoc-18995
Lm. Anmai, CSsR
Hiện nay, trên hệ thống internet Việt Nam có nhiều trang web thông tin điện tử, tự xưng và mạo nhận là “Báo Công Giáo” làm nhiễu loạn thông tin và làm đau đầu các nhà truyền thông chính thống của Giáo hội Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, trên các phương tiện truyền thông hay các trang mạng xã hội chúng ta thường bắt gặp những thông tin bài viết có dẫn link từ một số website tự nhận là “Báo Công Giáo”. Tuy nhiên, bên cạnh những website chính thống vẫn còn xuất hiện nhiều các website giả mạo, không chính thống luôn ẩn chứa những tác hại lớn cho quý độc giả, dẫn đến việc lệch lạc trong tiếp nhận thông tin, thậm chí bị đánh cắp thông tin do truy cập những website này. Đồng thời cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các cơ quan truyền thông Công giáo chính thống và đặc biệt là làm xấu hình ảnh Giáo hội Việt Nam
Theo ghi nhận của Công Giáo Online, hiện nay một số website có tên miền như: baoconggiao.ifo – conggiaovn – conggiao24h – conggiao … tất cả những trang điện tử trên không thuộc tổ chức nào của Giáo hội Việt Nam, bên cạnh đó có những trang còn mạo danh là “ Báo Công Giáo”. Ngoài việc đăng bài về nhà đạo, họ lợi dụng làm quảng cáo vì mục đích lợi nhuận cá nhân, làm nhiễu loạn thông tin chính thống của Giáo hội và ảnh hướng rất xấu đến truyền thông Công giáo Việt Nam.
Câu view, giật tit gây chú ý nhằm mục đích cho… quảng cáo ?
Nhiều trang mạo danh “Báo Công Giáo” khi sử dụng lại các tin bài trên trang chính thống, rồi tổng hợp lại và “giật tít” nhằm gây chú ý cho bạn đọc, hướng người đọc vào mục đích “phép màu” để biến người đọc thành những công cụ kiếm tiền trên quảng cáo. Cụ thể như: Đức Mẹ khóc, Đức Mẹ hiện ra trên một đám mây, Tháp Thánh Giá Đại học Luật không thể đập khá … và nhiều câu chuyện mang tính “hư cấu” tẻ nhạt. Chưa dừng lại ở đó, nhiều chủ sở hữu của trang còn “ăn mày” bạn đọc với những chiêu thức : “ủng hộ trang vì mục đích truyền bá Phúc âm” .
Những hình ảnh quảng cáo “bịp” và “mát mẻ về nội y” của google tạo hiệu ứng ngược của truyền thông mang tính Tôn giáo
Nhiều quảng cáo của google dành cho người lớn được chủ sở hữu của trang web “Báo Công Giáo” tự xưng cho phép quảng cáo rầm rổ trên trang là trực tiếp góp phần tạo tiền đề xấu cho Giáo hội.
Nhiều bạn đọc không những phẫn nộ và khó chịu khi một trang điện tử với tiêu đề “Báo Công Giáo” lại cho phép quảng cáo những thứ mang tính “bịp” người tiêu dùng và thẩm chí những hình ảnh mang tính người lớn như về nội y mát mẻ tràn ngập trên trang .

Những quảng cáo mang tính kích dục tràn lan trên trang
Là một công dân của Giáo hội thì xin đừng làm gì mang tính “Đánh đổi” mà vô tình biến Hội Thánh thành trò hề dù đó là mục đích gì ?
Loan truyền lời Chúa qua hệ thống internet là việc không thể thiếu trong thời đại công nghệ hôm nay, đó cũng là một hành động đáp trả lời mời gọi của ĐTC Phanxico về ngày thế giới truyền thông: “Hãy dùng mạng internet để Phúc âm hóa xã hội” ( ĐTC Phanxico nói )
Những biển minh của các chủ sở hữu trang web luôn có cùng một điệp khúc là: “ Quảng cáo để nuôi sống trang web”, nhiều chủ trang web vẫn ảo tưởng và thâm độc đến mức đánh đổi cả bộ mặt Giáo hội để kiếm tiền từ quảng cáo.
Những chia sẻ trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo của một số nhỏ tu sĩ lại là tiền đề xấu cho những trang tự xưng “đục nước béo cò”
Theo một số thống kê của xã hội, vào đầu năm nay, Việt Nam có hơn 70 triệu người đang sử dụng internet, chiếm gần 70% dân số. Trong số này có 95% người dùng vào internet thông qua di động và dành hơn 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày để truy cập mạng, trong đó dành không ít thời gian vào mạng xã hội.
Những thống kê trên cho thấy mạng xã hội tuy ảo nhưng tác động đời sống thật ngày càng lớn, Với đời sống tu sĩ, mạng xã hội gần như len lỏi sâu và rất sâu vào đời tư, biến người tu sĩ thành một cái “xác không hồn” đánh mất sự sâu kín của người tu hành.
Trên đà trượt đó, một số tu sĩ lại khập khiễng với những tin mang tính một chiều, vô tình hay cố ý chia sẻ trên trang facebook, zalo của mình tạo điều kiện vẽ đường cho chuột chạy , để chủ sở hữu những trang “tự xưng” trên “đục nước béo cò”
Giáo hội Việt Nam cần có một ban truyền thông chuyên nghiệp
Công bố lời Chúa cho nhiều người được nghe và được biết là điều tốt, điều cần làm trên sứ vụ của người môn đệ, nhưng công bố lời Chúa như thế nào lại là vến đề, người đứng trên bục giảng để công bố Phúc Âm, ( lời Chúa) không hẳn là đọc cho mình nghe, mà là đọc cho người khác nghe. Đôi lúc cũng cần đến sử khảo sát xã hội xem, cần đặt ra những giả thuyết để phân tích nhu cầu của giới trẻ ngày nay họ đang cần gì, muốn gì . . . ?
Những bài mang tính suy tư sâu của các Linh mục về cách làm người, làm công dân tốt của Giáo hội lại tỉ lệ nghịch với góc nhìn của giới trẻ. Thiếu thang đo khảo sát xã hội, có thể tạo nên hiệu ứng ngược của truyền thông
Các trang web của Giáo Phận lại mang tính “ao nhà” nên những tin tức trên đó chỉ dành cho Giáo hội địa phương. Trang Hội Đồng Giám Mục Việt Nam lại nặng về tính Thông Báo và một số tin bài chạy lại của Vatican news, đó cũng là những nguyên nhân trang web tự xưng “Báo Công Giáo” lên ngôi” câu view giật tít để … kiếm tiền từ quảng cáo.
Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, Giáo hội Việt Nam cần một bước ngoặt về truyền thông, tạo tính thời sự của Giáo hội hoàn vũ. Tin bài trên trang cũng cần nhắm đến văn phong của giới trẻ, chứ đừng dừng lại ở văn phong của người tu sĩ. làm bạn trẻ cảm thấy nhàm chán, thiếu sức cuốn hút của câu từ đã vẽ lên bức tranh lãng xẹt của gới trẻ.
Từ “Báo Công Giáo” đến luật định, chế tài của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
Giáo hội Việt Nam được hiến pháp và luật pháp Việt Nam công nhận là một Giáo hội và được phép hoạt động, xét về phương diện luật pháp thì những từ mang tính danh nghĩa liên quan đến tổ chức tôn giáo, cũng được nhà nước bảo đảm và bảo vệ nếu có cá nhân tổ chức nào đó mảo danh, nên Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cần có biện pháp để chấn chỉnh những trang web tự xưng “Báo Công Giáo”. Chúng tôi cũng từng liên hệ với một số cá nhân là chủ sở hữu các trang web tự xưng “Báo Công Giáo” và có đề cập đến vấn đề góp ý từ “Báo Công Giáo” ra khỏi trang web của họ, nhưng những cá nhân đó cho rằng: “luật pháp không cấm nên chúng tôi có quyền lấy từ đó” .
Để rộng đường dư luận, Công Giáo Online có cuộc trao đổi với linh mục Phêro Huỳnh Thế Vinh, hiện phụ trách kênh truyền thông của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho biết:
“Các trang web tự xưng “Báo Công Giáo” là điều đau khổ nhất của Ủy Ban Truyền Thông Hội Đồng Giám Mục Việt Nam vì những trang này tạo tiền đề xấu và gây nhiễu loạn thông tin chính thống của Giáo hội” .

Lm . Huỳnh Thế Vinh – Hình ảnh từ Facebook của Lm
Linh mục Vinh cũng cho biết thêm, sắp tới kỳ họp thường kỳ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sẽ đưa vấn nạn báo tự xưng ra hội thảo về các biển pháp phòng ngừa , chấn chỉnh những trang web mạo danh, nhằm tạo thuận tiện trong việc truyền thông sạch tránh khỏi bị nhiễu loạn thông tin và đề phòng xẩy ra hiệu ứng ngược của truyền thông bởi những trang web tự xưng “Báo Công Giáo” có những quảng cáo và quyền sở hữu tác giả không lành mạnh.
( Kỳ 1 : còn tiếp )
Thiên Phước – Trần Hà
Mão là năm thứ tư trong chu kỳ tính âm lịch theo mười hai địa chi. Việt Nam ta các cụ xưa đã đặt con Mèo làm con vật biểu tượng. Ở các nước khác họ lại cho con thỏ là vật cầm tinh năm mão, có lẽ Việt Nam là nước nông nghiệp, đại đa số dân chúng sống trên đồng bằng, mèo là con vật hữu dụng, phổ quát hơn. Con thỏ hiếm thấy, nên cha ông ta xưa đã chọn con mèo làm con vật cho chi Mão. Năm Mão lại đến, chúng tôi lại có dịp mở Kinh Thánh để tìm xem con mèo có được các sách Kinh Thánh nhắc đến không?
Gốc gác con Mèo
Trong chuyện cổ nước ta có nhiều chuyện nói đến lai lịch con Mèo. Nhưng chúng tôi muốn nhắc đến con mèo của bà E-và. Ai cũng biết Kinh Thánh ghi rằng Bà E-và là Mẹ chúng sinh (xem St 3, 20), nên nếu có con mèo của bà E-và, ắt hẳn nó phải là con mèo đầu tiên được người nuôi trên trái đất.
Chúng tôi nhớ mãi hồi còn nhỏ, chúng tôi đã đọc được chuyện con mèo của bà E-và trong một tờ báo với trí tưởng tượng như sau: Khi bà E-và thấy ông A-đam có con hổ làm hầu cận, bà E-và rất thích con hổ, nhưng nó quá uy dũng lại to lớn, bà không thể ôm ấp cưng chiều nó. Vì thế bà nũng nịu vòi ông A-đam xin Chúa cho bà một con vật hoàn toàn giống như con hổ, nhưng nhỏ nhắn, mềm mại hơn để bà có bạn. Chúa truyền cho A-đam lấy đất và bông gòn làm thành con vật như ý E-và, rồi đem trình trước Chúa. Chúa thổi hơi ban sự sống cho nó. Khi A-đam trao con vật cho E-và, con vật vui vẻ kêu lên những tiếng “meo meo”, dụi đầu vào người E-và, bà liền gọi nó là con Mèo. Từ đó bà E-và luôn đem theo con mèo bên mình. Những buổi trưa nóng bức, bà thường tìm đến ngồi mát dưới bóng râm của cây Cấm. Bà đang thiu thiu ngủ… bỗng bà nghe tiếng kêu chế diễu “eo…eo” và tiếng phun phì phì của con mèo. Bà nhìn lên thì thấy có con rắn to tướng quấn trên cành cây cấm… Con mèo không theo bà đến gốc cây cấm nữa.
Bà E-và dùng sợi dây thắt một cái nơ thật đẹp trên cổ mèo, sợi dây không cho mèo xa bà, nên mèo phải miễn cưỡng theo bà ra gốc cây cấm. Cho đến một hôm con mèo thấy bà hái trái cấm (xem St 3,6), nó liền khép chặt con ngươi trong đôi mắt lại, không dám nhìn bà.
Vì thế giống mèo cứ đến trưa thì tròng đen của mắt chúng khép chặt lại, và dáng bộ con mèo ủ rũ buồn chán, như nhớ lại giờ tội lỗi nhập vào thế gian. Cũng từ đó hễ con mèo gặp rắn là lại phun phì phì như phỉ nhổ vào biểu tượng của quân cám dỗ.
Kinh Thánh có nói đến Mèo không?
Chả mấy người nghĩ rằng trong Kinh Thánh có nhắc đến con mèo, vì khi nghe Sách Thánh, suốt 3 năm trong chu kỳ Phụng vụ, không nghe đến con mèo bao giờ. Các ông bà Dòng Ba Đaminh, hằng ngày nguyện các giờ Kinh Phụng vụ, cũng chẳng đọc được chữ mèo khi nào. Quý vị đã thấy chúng tôi trích từ Kinh Thánh những câu nói đến con chuột của năm Tý. Con trâu của năm Sửu, Con hùm của năm Dần. Còn trong năm Mão, không biết Thánh Kinh có nói đến con Mèo không?
Câu hỏi làm kẻ viết bài này phải gia công tìm kiếm mãi cho ra câu trả lời. Chắc chắn Kinh Thánh cũng có nhắc đến con mèo. Nếu không, chúng tôi đã không dám nêu chủ đề “12 con giáp trong Kinh Thánh”. Chỉ không rõ là KinhThánh nói đến mèo nhiều hay ít. Tổ tiên ta xưa đã đặt con trâu là biểu tượng cho năm Sửu, con mèo là biểu tượng cho năm Mão, chứ không theo Tầu đặt con bò, con thỏ cho hai năm đó (chứng tỏ Việt Nam chúng ta không lệ thuộc Tầu). Con Mèo là con vật cầm tinh cho năm Mão, nên Tết này chúng tôi phải nói chuyện về con mèo trong Kinh Thánh thì mới hợp với ý của tiền nhân xưa, đã coi người sinh năm Mão được gọi là người tuổi con Mèo.
Vì thế năm Mão này, mời quý vị theo dõi chuyện Mèo, chúng tôi trích từ Kinh Thánh. Mặc dầu trong Kinh Thánh hiếm có sách nói đến con mèo.
Mèo trong sách Tiên tri I-sai-a
Ngôn sứ I-sai-a được coi là anh hùng của đất nước Do Thái vì sự tham gia tích cực của ông vào những vấn đề của quốc gia. Ông còn là một thi sĩ có biệt tài, chiều hướng tôn giáo vẫn nổi bật nơi ông. Ông luôn tin tưởng Thiên Chúa là Đấng chí thánh, Đấng uy dũng, Đấng đầy quyền năng, Đấng cai trị muôn loài trên trời, dưới đất. Con người là một thực thể bị tội lỗi làm nhơ uế, và Thiên Chúa đòi hỏi họ phải sám hối đền tội, để được tình yêu của Thiên Chúa che chở.
Khi Ít-ra-en bị lưu đầy bên Ba-by-lon, I-sai-a đã tuyên sắm rằng Ba-by-lon sẽ trở thành đổ nát và ra hoang phế, biến ra nơi cho thú hoang, chim trời trú ngụ:
“Cho đến ngàn thu, nó sẽ không có người ở, không có một lều trú cho đến đời đời. Ở đó mèo hoang làm ổ và cú vọ ở đầy. Ổ đó đà điểu sẽ lưu trú, và dê rừng tha hồ quẩng dỡn. (Is 13, 20-21)
Không những Ba-by-lon, mà còn Ê-đom cũng bị nguyền rủa. Nhắc việc xưa, dân Ít-ra-en trên đường về Đất Hứa, gần đến Ê-đom đã cho sứ giả đến đề nghị Ê-đom cho mượn đường đi ngang qua, nhưng nhà cầm quyền Ê-đom không cho quá cảnh mà còn đe dọa sẽ cho binh đội kéo ra đón đánh nếu xâm phạm lãnh thổ họ. Ít-ra-en phải rẽ qua hướng khác.
Ê-đom ở sát biên giới Giu-đê-a về phía nam, luôn thù nghịch với Ít-ra-en, lúc Ít-ra-en mất quyền kiểm soát Giu-đê-a, Ê-đom lợi dụng cơ hội đã lấn đất của Giu-đê-a. Vì thế ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm cho Ê-đom sẽ ra hoang phế, trở thành nơi trú ẩn của muông thú, chim chóc hoang dã:
“Lâu đài của nó mọc gai tua tủa, đồn canh phòng thì cây dại tầm na, mắc cở mọc um tùm. Nó biến thành hang ổ của thú hoang, sân chim đà điểu. Ở đó mèo hoang sống với chó rừng, dê núi tìm nhau kéo đến ở.” ( Is 34, 14).
Như vậy, dưới cái nhìn của ngôn sứ I-sai-a, mèo hoang dã, bị liệt vào loại thú vật dơ bẩn, dữ dằn gớm tởm đối với con người.
Ngôn sứ Ba-rúc cũng nói đến mèo
Ba-rúc là thư ký của ngôn sứ Giê-ri-mi-a, sách Ba-rúc được viết tại Ba-by-lon sau cuộc phát lưu và được gửi về Giê-ru-sa-lem để người còn ở lại đọc trong các buổi nhóm hội phụng vụ. Sách được viết khoảng giữa thế kỷ thứ nhất trước công nguyên. Trong phần thư của ngôn sứ Giê-ri-mi-a được Ba-rúc trích lại, là một bình luận minh giáo, chống lại việc thờ ngẫu tượng.
Sách của ngôn sứ Ba-rúc thuyết phục dân Chúa không phải sợ các thần dân ngoại tại nơi bị lưu đày: Rồi đây tại Ba-by-lon, anh em sẽ thấy những tượng thần bằng vàng bạc hay bằng đá. Vì các thần ấy đều do tay con người làm ra. Tay thần cầm gươm cầm rìu nhưng không tự bảo vệ được mình. Người ta thắp cho thần nhiều đèn nến nhưng dù một đốm lửa thần cũng chẳng nhìn thấy… Còn nhiều những lý do ngôn sứ đưa ra chứng minh rằng những thần ấy không phải là linh thiêng, cho nên dân Chúa không phải sợ hãi mà tôn kính các thần ấy, như dân ngoại tôn kính.
Những thần ấy được đặt trong đền miếu, nhưng đúng là bị người ta nhốt như giam giữ kẻ phạm pháp, mặc cho chim chuột tung hoành, tranh nhau đồ cúng rơi rớt chung quanh, mà thần cũng không làm gì được: “Mặt thần đã bị khói từ đèn nến hun đen thui, trên thân mình chúng cũng như trên đầu chúng, người ta thấy bay lượn nào dơi, nào nhạn và các thứ chim khác, lại có cả mèo nữa. Cứ thế anh em đủ biết chúng không phải là thần: sợ chúng mà làm chi!” (Br 6, 20-22).
Có lẽ mèo xuất hiện tại đền miếu là để tìm săn chim chuột… những con vật lợi dụng lúc vắng người, bò ra kiếm ăn. Vì thế bàn thờ thần biến thành nơi cho các con vật dơ bẩn tìm đến tranh giành đồ ăn thức uống, từ những đồ cúng rơi rớt
Con mèo của Thánh Gia
Việt Nam ta là nước nông nghiệp, trước kia nhà nào cũng có nuôi ít là một con mèo để diệt chuột, giúp bảo vệ lương thực, mùa màng. Tuy nhiên, người Việt Nam không quý mèo như người Ai-cập. Tại Ai-cập các nhà khảo cổ đã khám phá ra nhiều bãi tha ma chôn hàng chục ngàn con mèo, với những ngôi mộ kiên cố, thật đẹp chứa xác ướp của mèo. Người Ai-cập coi mèo như là thần linh ban phúc, nếu không thì là phù thủy giáng họa, đàng nào cũng phải kính sợ mèo. Cho nên không những khi mèo chết người ta đã ướp xác lập mộ, mà khi mèo còn sống người Ai-cập rất cưng chiều cung phụng. Chính vì thế mà có chuyện “con mèo của Thánh Gia”.
“Khi Thánh Thiên thần báo tin cho Đức Mẹ rằng: Vua Erore đi tìm Đức Chúa Giêsu mà giết, thì Đức Mẹ đem Con sang nước Ichitô, mà Người thương Con còn non nớt mới sinh, và lo buồn đau đớn như phải dao sắc thâu qua lòng vậy”. (Tây-ban-nha gọi Ai-cập là “iexiptô” nên các cố Yphanho chuyển âm qua tiếng Việt là Ichitô). Không những Đức Mẹ phải trốn đi vượt biên ban đêm, mà còn bị người Ai-cập xua đuổi không cho trú nhờ. Cho đến khi Thánh Giuse đeo theo gói hành trang đi gõ cửa thêm một căn nhà nhỏ, để năn nỉ lần nữa. Chủ nhà hé cửa thò đầu ra hỏi, anh ta thấy trong gói hành trang của Thánh Giuse có con mèo nhô đầu lên, anh chủ nhà vội vàng mở rộng cánh cửa, niềm nở tiếp đón Thánh Gia vào nhà. Khác với Việt Nam “mèo đến nhà thì khó” người Ai-cập được mèo đến nhà là một hạnh phúc như thần linh tới phù hộ. Từ đó chị chủ nhà cung phụng phục vụ Hài nhi Giêsu trước cả con nhỏ của mình. Truyền thuyết kể rằng, mỗi chiều chị đều sắp nước cho Hài nhi tắm xong, rồi chị dùng lại nước đó tắm cho con chị, con chị khỏi hết ghẻ lở và các bệnh khác. Người ta còn nói, người trộm lành cùng chịu án đóng đinh với Chúa Giêsu, chính là đứa trẻ được mẹ dùng lại nước tắm của Hài nhi thánh khi trước.
Con mèo của Thánh Gia đã đem hên đến cho gia đình người đón tiếp các ngài.
Hơi hướm Thánh Kinh
Con mèo của bà Evà, con mèo của Thánh Gia dĩ nhiên không có trong Sách Thánh, cùng lắm thì hai con mèo ấy cũng chỉ có hơi hướm một chút Kinh Thánh, nhưng vì trong Kinh Thánh Công giáo chỉ có hai sách nhắc đến mèo. (Chúng tôi nói Kinh Thánh Công giáo, vì bên anh em Tin Lành không có sách của Tiên tri Barúc) nên chúng tôi mới có dịp theo truyền thuyết nhắc lại cho thêm vui câu chuyện Tết con mèo.
Trong sách “Tìm Từ Kinh Thánh Tân Ước” của linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Mỹ, nhà xuất bản Tôn Giáo, không có chữ “Mèo”. Như vậy chứng tỏ trong Kinh Thánh Tân Ước không nói đến con mèo. Quả đúng như vậy, chúng tôi cũng đã để ý mỗi khi đọc Tân Ước cũng không gặp được chữ “Mèo”, kể cả trong một vài bản dịch ngoại ngữ.
Kính chúc quý độc giả một Năm Mới an khang, vạn sự may lành.
Hoàng Đức Trinh
Nguồn: gpbanmethuot.net
https://hddmvn.net/nam-mao-khao-truyen-meo-theo-thanh-kinh/