Kinh Thánh suy niệm tranh Thiếu Nhi tuần 5 thường niên năm A

Ngày đăng: 2:44 PM - 04/02/2023

Kinh thánh bằng hình: Chúa nhật 5 Thường niên năm A

https://tgpsaigon.net/bai-viet/kinh-thanh-bang-hinh-chua-nhat-5-thuong-nien-nam-a-49187
Kinh thánh bằng hình: Chúa nhật 5 Thường niên năm A

PHÚC ÂM: Mt 5, 13-16
"Các con là sự Sáng thế gian".

Suy niệm:

Chúa Giê-su mong mỏi các môn đệ của Ngài phải là muối và ánh sáng cho thế giới. Những công việc tốt đẹp các môn đệ làm đó phải có sức toả lan như ánh sáng, như muối để cho thế gian nhận ra tình thương Chúa mà tôn vinh Ngài. Cha Anthony de Mello chỉ ra một cách sống để là muối, là ánh sáng: “Một tâm hồn không có gì cần bảo vệ và không có tham vọng sẽ để cho tâm trí thảnh thơi, không bị xiềng xích, mạnh dạn và tự do trong cuộc sống tìm kiếm sự thật. Tâm hồn này đã trở thành một ngọn đèn soi sáng cho sự tăm tối của toàn nhân loại.” Trong thế giới coi trọng vật chất và hưởng thụ, thái độ sống siêu thoát đó thực sự là một lời chứng, một luồng sáng giúp nhân loại định hướng con đường tiến về Nước Trời.

Mời Bạn:

Thắp sáng niềm tin chính là làm cho người ta thấy Chúa qua cách sống của mình. Lời Chúa hôm nay Chúa cũng mời gọi mỗi người chúng ta phải thắp sáng niềm tin bằng làm những việc tốt đẹp. Tốt đẹp không theo kiểu con người, nghĩa là chỉ nhắm đến thành công, danh dự của bản thân, mà quên đi tính chứng tá Tin Mừng phải có trong công việc, cho dù giá phải trả là sự thất bại, thiệt thòi. Tư tưởng của cha Anthony de Mello thật thâm thuý khi ngài diễn tả cách sống niềm tin không phải chỉ bằng công việc được hoàn thành nhưng là bằng chính thái độ siêu thoát đó.

Chia sẻ:

Thái độ siêu thoát hay của cải, thú vui, danh vọng, cái gì là cần thiết nhất để thắp sáng niềm tin của mình cho thế giới hôm nay?

Sống Lời Chúa:

Tập từ bỏ bằng cách nhịn không nói một lời gây hấn.

Thánh Kinh bằng tiếng Việt

 Thánh Kinh bằng tiếng Anh


Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Thường niên năm A

https://tgpsaigon.net/bai-viet/bai-giang-chua-nhat-cho-thieu-nhi-chua-nhat-5-thuong-nien-nam-a-59639
Bài giảng Chúa nhật cho thiếu nhi: Chúa nhật 5 Thường niên năm A

Mt 5,13-16

 

Thiếu nhi chúng con yêu quí của cha.

Chúng con vừa nghe lại bài Tin Mừng rất quen thuộc.

Ai cho cha biết hôm nay Chúa nói với chúng ta về vấn đề gì nào ?

- Chúa bảo chúng con là muối cho đời là ánh sáng cho thế gian.

- Rất đúng! Chúng con giỏi, cha khen chúng con.

1. Trước hết chúng ta nói với nhau về muối.

- Chúng con có biết muối để làm gì không ?

- Muối để ướp mặn, để giữ thức ăn khỏi ươn thối, không có muối đồ ăn sẽ mau hư và nhiều khi trở thành thối không còn dừng được nữa. Ngoài ra muối còn để ướp đồ ăn làm cho thức ăn trở thành có hương vị. Chúng con có thấy mấy người bệnh bác sĩ cấm ăn mặn bao giờ chưa ? Họ đã khó chịu như thế nào khi phải ăn lạt. Bản thân chúng con cũng vậy, khi phải ăn những món ăn thiếu đậm đà vì không có muối chúng con có thấy ngon không ?

Đó chúng con thấy muối có vai trò như thế. Bởi vậy khi Chúa “phong cho” chúng ta là muối, Chúa muốn chúng con phải làm gì ?

Là muối thì phải giữ cho thế gian này không bị hư đi, phải làm cho cuộc sống chúng ta đang sống có hương vị đậm đà hơn.

Khi dùng muối làm hình ảnh minh hoạ, chắc chắn Chúa cũng muốn cho chúng ta, các môn đệ của Chúa có những đặc tính của muối. Thử hỏi là Chúa muốn gì ? Thưa

Chúa muốn chúng ta, các môn đệ của Người hiện diện thật khiêm nhường như những hạt muối bé nhỏ.

Người muốn chúng ta các môn đệ của Người hiến thân mình cho nhân loại như những hạt muối hoà tan trong thực phẩm.

Nhưng để sự hiện diện bé nhỏ khiêm nhường mang yếu tố tích cực, các môn đệ phải giữ được vị mặn của muối. Vị mặn, đó là lòng yêu mến Chúa mặn nồng, là tình yêu tha nhân mặn mà, là sống tinh thần Tám Mối Phúc như Chúa đã dạy.

Một hôm Thánh Phanxicô Assisi gọi một tu sĩ trẻ đến và bảo :

- Này, ta đi giảng đạo nhé !

Hai cha con ra đi, sau khi rảo chân khắp phố, thánh nhân bảo thầy kia :

- Nào, ta trở về.

Thầy kia ngạc nhiên hỏi :

- Thưa cha, thế bao giờ cha mới đi giảng  ?

- Giảng rồi thầy ạ!

- Lạ, chúng ta đã giảng chi đâu ?

- Này, chúng ta đã giảng bằng sự nghiêm trang tề chỉnh của chúng ta đó.

Người tu cần có tư cách. Cử chỉ, thái độ, cách ăn mặc, đi đứng, nói năng… tự nhiên nhìn vào người ta biết liền. Đạo chính là đời sống gương mẫu của mình, đâu cần phải tuyên truyền, quảng cáo. Nói hay nói khéo. Nói hay nói khéo mà lời nói không đi đôi với việc làm cũng vô ích.

2. Bây giờ cha nói về ánh sáng.

Chúng con có thấy ánh sáng không nào ?

- Có cha ?

- Vậy ánh sáng để làm gì nào ?

Ở một góc thế giới có một gã bóng tối cô đơn, lạnh lẽo ảm đạm, buồn bã. Chợt cũng nơi đó xuất hiện một tia sáng nhỏ còn sót lại. Tuy bé bỏng, nhưng nó là ánh sáng. Có ai đó đã để nó ở đó. Nó chỉ đứng đó và phát sáng.

Bóng tối hỏi tia sáng:

- Ngươi không nghĩ là ngươi sẽ có ích hơn nếu ngươi đứng ở nơi khác chứ không phải ở cái xó xỉnh bị Thiên Chúa bỏ rơi này sao ?

- Tại sao vậy ? Tôi chiếu sáng vì tôi là ánh sáng.

Và vì tôi chiếu sáng, nên tôi là ánh sáng. Tôi không chiếu sáng để người ta thấy tôi. Không. Tôi chiếu sáng bởi vì việc chiếu sáng và ánh sáng đem đến cho tôi niềm vui.

Khỉ bóng tối nghe điều này, nó nghiến răng ken két và đầy khí nộ muốn lùa ánh sáng đi nơi khác. Nhưng gã bóng tối khổng lồ không đủ sức chống lại tia sáng nhỏ bé này.(Willi Hoffsuemmer)

Lần kia, Solovies, một nhà triết học người Nga đến thăm một tu viện, và sau buổi kinh tối, ông đã say sưa đàm đạo với một tu sĩ kéo dài mãi tới đêm khuya. Khi hai người đã mệt mỏi, Solovies mới từ giã vị tu sĩ để đi về phòng mình, nhưng đi được mươi bước Solovies mới chợt tỉnh thấy mình đã đứng giữa hành lang với những cửa dày đóng kín, cửa phòng nào cũng y như nhau. Trong bóng tối dày đặc, triết gia không còn biết làm sao để về phòng mình nữa. Quay chân trở lại ông cũng không còn nhớ chắc phòng vị tu sĩ mình vừa đàm đạo ở đâu.

Đang tiến thoái lưỡng nan, Solovies chợt nhớ lại luật giữ thinh lặng một cách tuyệt đối trong đêm khuya. Vì thế ông không dám gõ cửa bất cứ phòng nào để nhờ một tu sĩ dẫn về phòng mình. Không còn sự chọn lựa nào khác hơn và với ý nghĩ: dầu sao cũng còn vài giờ nữa là trời sẽ sáng. Ông quyết định sẽ nghỉ lại ở hành lang, để giết thời gian, ông đi đi lại lại để suy nghĩ về những tư tưởng ông vừa mới trao đổi với vị tu sĩ. Thật, thức khuya mới biết đêm dài, nhưng cuối cùng vài giờ còn lại của đêm cũng chậm chạp qua đi. Nhờ ánh sáng yếu ớt của hừng đông triết gia nhận ra cửa phòng mình mà trong bóng tối của đêm khuya ông đã đi qua lại bao nhiêu lần không nhận ra. Nhưng rõ ràng hơn, nhờ những tia nắng yếu ớt giúp ông tìm lại phòng mình. Một tư tưởng vừa lóe ra trong trí óc của ông: “Đối với những người đi tìm chân lý cũng thế, suốt cuộc đời họ đi ngang qua nhiều lần cánh cửa của sự thật nhưng mắt họ như bị màn đêm che kín nên họ không nhận ra cho đến khi một tia nắng yếu ớt của mặt trời giúp họ nhận ra”.

Người Mẹ là ngọn lửa, con cái là ánh sáng. Nhìn sức sáng của ánh sáng, biết được sức mạnh của ngọn lửa. (Đ.Hồng Y.Mindszenty)

Ngày nọ, một người Tin Lành vào thăm nhà thương Hôtel Dieu ở Paris. Thời đó, người ta còn giao cho các nữ tu dòng Vinh Sơn chăm sóc các bệnh nhân. Giữa hàng ngàn bệnh nhân được chăm sóc trong nhà thương này, có một người tàn tật cực kỳ. Hầu như bị cuồng trí và cùng cực ngay từ nhỏ, anh nằm co rút như là một con sâu hơn là một con người. Anh nằm bất động, không tay không chân và mỗi khi có ai đến là anh ta la hét dễ sợ. Sự khổ đau và các cơn điên loạn đã làm anh dễ giận dữ. Hình dạng của anh làm người khách Tin Lành kinh sợ. Tuy nhiên, sự ngạc nhiên của ông trở thành sự thán phục khi thấy một nữ tu dòng Vinh Sơn quỳ cạnh “cục bột” này và săn sóc kẻ bất hạnh với tất cả tấm lòng ân cần của một người mẹ.

- Thưa Soeur, người khách Tin Lành này hỏi, làm sao Soeur có thể sống gần người tàn tật đáng ghê tởm này với sự thanh thoát như thế ?

- Đây là đứa con được nuông chiều nhất của nhà này, thưa ông -Bà Soeur trả lời- Chính vì tình trạng đáng thương của anh mà chúng tôi thương anh hơn các bệnh nhân khác. Chúng tôi làm dịu cơn phẫn nộ của anh bằng cách cầu nguyện và ca hát. Chúng tôi còn dạy cho anh ta cả việc cầu nguyện và cả ngày lẫn đêm không để cho anh làm việc một mình.

Không bao lâu sau đó, người Tin Lành này theo đạo Công Giáo.

Ánh sáng đã có tác dụng rồi đó chúng con.

Chúng con nghe tiếp một câu chuyện nhỏ nữa nhé:

Cách đây không lâu một phụ nữ Ấn độ giáo đã trở lại công giáo, sau một thời gian nghe rao giảng Lời Chúa. Bà chịu nhiều dèm pha, đay nghiến từ người chồng do việc bà trở lại đạo. Có lần Cha xứ hỏi bà:

- Khi chồng con nổi giận và hành hạ con, thì con làm gì ?

Bà đáp:

- Thưa Cha, con cố gắng nấu ăn ngon hơn. Khi ông than trách, con lau chùi nhà sạch hơn. Khi ông ăn nói cộc cằn, con trả lời ôn tồn nhỏ nhẹ. Con cố gắng chứng tỏ cho ông thấy khi con trở lại đạo, con phải là người vợ và người mẹ tốt hơn.

Một thời gian sau, ông xin trở lại đạo công giáo, không phải vì lời giảng của Cha xứ, nhưng chính nhờ gương sáng sống đạo của bà vợ đạo đức của ông.

Cha chúc chúng con trở thành ánh sáng cho mọi người.

Dẫn Lễ Thiếu Nhi CN 5 TN Năm A

 

 

CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN

Dẫn vào Thánh lễ

Các con là muối thế gian

Và là ánh sáng huy hoàng khắp nơi

Để nên nhân chứng giữa đời

Sáng soi cho hết mọi người biết Cha.

Các bạn thiếu nhi thân mến, hôm nay, Chúa nhật thứ năm Thường niên: Trở nên muối và ánh sáng cho đời (Mt 5,13-16).

Chúa Giêsu dùng hai hình ảnh muối và ánh sáng, rất gần gũi với đời sống người Do Thái, để dạy các môn đệ phải trở nên hữu ích cho những người khác. Muối để ướp mặn, ánh sáng để soi dẫn. Cuộc sống của con người cần đến muối và ánh sáng thế nào, thì các môn đệ cũng phải trở nên như muối và ánh sáng cho mọi người như thế.

Dâng Thánh lễ hôm nay, các bạn hãy sốt sắng cầu xin Chúa Thánh Thần biến đổi đời sống chúng ta trở nên muối và ánh sáng, để những việc tốt lành chúng ta đang làm, là con đường dẫn người khác đến với Chúa Giêsu. Mời cộng đoàn đứng.

 Bài đọc 1 (Is 58,7-10)

Yêu thương giúp đỡ những người nghèo là việc tốt lành Thiên Chúa muốn dân Is-ra-el thực hiện cho đồng loại. Những ai thực hiện điều Thiên Chúa phán dạy, họ sẽ được hạnh phúc ngay ở đời này, và khi cầu nguyện, Thiên Chúa sẽ nhận lời.

 Bài đọc 2 (1Cr 2,1-5)

Thánh Phaolô khẳng định với các tín hữu Cô-rin-tô rằng ngài đến để nói với họ những gì Thánh Thần dạy bảo; đó là rao giảng về Đức Kitô chịu đóng đinh, chứ không phải nói về sự khôn ngoan của loài người cho họ.

 Lời nguyện chung

Chủ tế: Thiếu nhi chúng con thân mến, Chúa Giêsu muốn đời sống đạo của chúng ta trở nên như muối và ánh sáng cho đời. Sẵn sàng thực hiện điều Chúa dạy, chúng ta cùng dâng lời cầu xin.

  1. Chúa Kitô đã thiết lập Hội thánh tại trần gian. Xin cho mọi thành phần trong Hội thánh/ trở nên muối và ánh sáng cho muôn dân nước. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
  2. Đời sống chứng nhân là cách truyền giáo hiệu quả nhất. Xin cho những việc bác ái của các Kitô hữu trên toàn thế giới/ trở nên lời mời gọi chân thành cho những người chưa biết Đức Kitô. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
  3. “Ánh sáng của anh em phải chiếu dãi trước mặt thiên hạ”. Xin cho đời sống của các học sinh và sinh viên Công giáo/ trở nên ánh sáng soi dẫn nhiều người đến với Đức Kitô là đường, là sự thật và là sự sống. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
  4. “Chính anh em là muối cho đời… là ánh sáng cho trần gian”. Xin cho lời nói và hành động của từng người trong giáo xứ chúng ta/ trở nên những món quà quý giá trao tặng cho những người xung quanh. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.

Chủ tế: Lạy Chúa, Chúa muốn chúng con trở nên muối và ánh sáng cho những người xung quanh. Xin cho tất cả những việc tốt chúng con làm trở nên lời mời gọi và con đường dẫn đưa những người khác đến với Đức Kitô. Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.

 

VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 5 TN A
Tin Mừng thánh Mátthêu 5,13–16

Muối cho đời và ánh sáng cho trần gian (Mc 9:50; Lc 14:34-35)
13 "Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi.
14 "Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được.15 Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà.16 Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.
13  "You are the salt of the earth. But if salt loses its taste, with what can it be seasoned? It is no longer good for anything but to be thrown out and trampled underfoot.
14 You are the light of the world. A city set on a mountain cannot be hidden.
15 Nor do they light a lamp and then put it under a bushel basket; it is set on a lampstand, where it gives light to all in the house.
16 Just so, your light must shine before others, that they may see your good deeds and glorify your heavenly Father.
  I. HÌNH TÔ MÀU

* Chủ đề của hình này là gì?
………………………………………………….
* Bạn hãy viết câu Tin mừng Mátthêu 5,14a
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
II. TRẮC NGHIỆM
  01. Đức Giêsu nói anh em là gì cho đời? (Mt 5,13)
a. Men.
b. Muối.
c. Ánh sáng.
d. Sự an ủi.
02. Nếu muối trở thành vô dụng, thì làm gì? (Mt 5,13)
a. Làm đường đi.
b. Để xây tường.
c. Làm phân bón cho cây.
d. Quăng ra ngoài cho người ta chà đạp.
03. Đức Giêsu nói anh em là ánh sáng cho ai? (Mt 5,14)
a. Trần gian.
b. Con người.
c. Mọi người.
d. Những người tin Chúa.
04. Người ta thắp đèn rồi đặt ở đâu để đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà? (Mt 5,15)
a. Trên đế.
b. Sau bức vách.
c. Dưới đáy thùng.
d. Trong phòng kín.
05. Khi nhìn thấy những việc tốt đẹp của anh em làm, người ta tôn vinh ai? (Mt 5,16)
a. Cha của anh em, Đấng ngự trên trời.
b. Thiên Chúa của anh em.
c. Anh em là người công chính.
d. Đấng giải thoát anh em.
  III. Ô CHỮ 

Những gợi ý

01. Khi nhìn thấy những việc tốt đẹp anh em làm, người ta tôn vinh ai? (Mt 5,16)
02. Cha của anh em, Đấng ngự ở đâu? (Mt 5,16)
03. Ánh sáng của anh em phải chiếu giải trước mặt ai? (Mt 5,16)
04. Anh em là gì của trần gian? (Mt 5,14)
05. Khi muối trở thành vô dụng thì bị quăng ra ngoài cho người ta làm gì? (Mt 5,13)
06. Anh em là ánh sáng cho ai? (Mt 5,14)
07. Ai đã nói: “Anh em là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,1-16)
Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì ?
  IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG

“Chính anh em là ánh sáng cho trần gian.”

Tin Mừng thánh Mátthêu 5,14a
  Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 5 TN A

I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề 
Ánh sáng
* Tin mừng thánh Mátthêu 5,14a  
Chính anh em là ánh sáng cho trần gian.
II. TRẮC NGHIỆM
01. b. Muối (Mt 5,13)
02. d. Quăng ra ngoài cho người ta chà đạp (Mt 5,13)
03. a. Trần gian (Mt 5,14)
04. a. Trên đế (Mt 5,15)
05. a. Cha của anh em, Đấng ngự trên trời (Mt 5,16)
III. Ô CHỮ
01. Cha (Mt 5,16)
02. Trên trời (Mt 5,16)
03. Thiên hạ (Mt 5,16)
04. Ánh sáng (Mt 5,14)
05. Chà đạp (Mt 5,13)
06. Trần gian (Mt 5,14)
07. Đức Giêsu (Mt 5,1-16)
Hàng dọc : Ánh sáng

NGUYỄN THÁI HÙNG
Nguồn: thanhlinh.net

 

Trò chơi ô chữ – Chúa Nhật V Thường niên – Năm A

Em hãy đọc Lời Chúa Chúa Nhật IV Thường Niên A để có thể tìm ra đáp án của các ô chữ bên dưới nhé!

Phúc Âm: Mt 5, 13-16

“Các con là sự Sáng thế gian”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con là muối đất. Nếu muối đã lạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại? Muối đó không còn sử dụng vào việc chi nữa, chỉ còn ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó.

“Các con là sự sáng thế gian. Một thành phố xây dựng trên núi, không thể che giấu được. Và người ta cũng không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt nó trên giá đèn, hầu soi sáng cho mọi người trong nhà. Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời”.

Ðó là lời Chúa.

Đáp án: Chúa Nhật IV thường niên 2023 – Năm A

1. Tâm hồn

2. Trên núi

3. Yêu mến

4. Dân chúng

5. Nước Trời

6. Hiền lành

7. Được

8. Cơ nghiệp

9. An ủi

10. Công chính

11. Thiên Chúa

12. Thương xót

13. Ước ao

14. Tâm hồn trong sạch

15. Chiến tranh

16. Tiên tri

17. Trên trời

Từ khóa: HIẾN CHƯƠNG NƯỚC TRỜI

 

Để ghi nhớ từ khóa của bài Ô chữ hôm nay, em cố gắng đọc thuộc bài thơ dưới đây nhé.

Phúc thật Tám mối

Là đường Chúa đi,

Đường đầy gian nguy,

Nhưng đầy ân sủng.

Phúc thật Tám mối

HIẾN CHƯƠNG NƯỚC TRỜI,

Lời Chúa gọi mời,

Em nên nhân chứng,

Yêu thương, phục vụ,

Hạnh phúc dường bao!

Tranh tô màu – Chúa Nhật V Thường niên 2023 – Năm A

https://www.tonggiaophanhanoi.org/tranh-to-mau-chua-nhat-iv-thuong-nien-2023-nam-a/

ĐỂ DẠY TRẺ THEO CÁC GIÁ TRỊ CÔNG GIÁO

Shannon K. Evans

WHĐ (03.02.2023) - Đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại việc nuôi dạy con cái dựa trên sự vâng lời vì có một số điều phù hợp hơn với các giá trị Công giáo.

Hồi đó tôi 22 tuổi, nghiêm túc ngồi hàng ghế trên, với đôi mắt mở to khi lần đầu tiên tôi nghe cha xứ nhắc nhở các bậc cha mẹ trong giáo xứ dạy con cái họ vâng lời “một cách nhanh nhẹn, vui vẻ, và trọn vẹn”. Cha khẳng định rằng khi làm như vậy, bậc cha mẹ sẽ giúp con cái của mình có nhiều khả năng vâng phục ý Chúa hơn khi trưởng thành. Tuy chưa làm mẹ, nhưng với hy vọng một ngày nào đó sẽ có được hạnh phúc này, nên tôi chăm chú lắng nghe và ghi chép cẩn thận bài học của cha xứ.

Nhiều năm sau đó, khi trở thành một người mẹ, tôi đã gặp lại triết lý về sự vâng lời này hầu như trong tất cả các nguồn tài liệu về cách nuôi dạy con cái theo giá trị Kitô giáo mà tôi đã thấy. Giống như những người mới làm cha mẹ, tôi tìm kiếm một công thức đảm bảo sự hạnh phúc, thánh thiện và sức khỏe cho con trai của mình. Bị lấn át trước sức mạnh của tình yêu dành cho con, tôi tuyệt vọng bám víu vào bất cứ thứ gì có thể khiến tôi nghĩ rằng tôi kiểm soát được những gì có thể xảy ra với con. Cuối cùng, câu Kinh Thánh được các cha xứ và giáo viên này trích dẫn dạy rằng: “Hãy dạy đứa trẻ đi con đường nó phải đi, để đến tuổi già, nó vẫn không lìa bỏ” (Cn 22, 6). Tất cả sách vở và những buổi hội thảo đều cho tôi hiểu rằng điều đó có nghĩa là tôi phải dạy con viết vâng lời mình. Nhưng đây là điều mà con trai tôi không hề có.

Tôi không nghĩ chúng tôi là trường hợp bất thường. Tôi đoán là dù con cái họ 2 tuổi hay 22 tuổi, hầu hết các gia đình đều phải chấp nhận sự thật rằng việc nuôi dạy con cái tốt không đảm bảo là sẽ có một kết quả hoàn hảo. Đó là bởi vì trẻ em là con người đích thật—phức tạp và năng động—chứ không phải là người máy, nếu được lập trình chính xác, sẽ trở thành người được đảm bảo hành xử theo một cách nhất định. Tất cả chúng ta đều biết là có những bậc cha mẹ sống đạo rất tốt nhưng vẫn có những đứa con phải vật lộn một cách đau đớn khi trưởng thành. Chúng ta muốn có một công thức hữu hiệu bao nhiêu có thể, nhưng đơn giản là công thức ấy không tồn tại. Vậy thì, liệu việc theo đuổi mục tiêu nuôi dạy con cái như thế có thực sự hiệu quả không? Hoặc liệu có khi nào việc huấn luyện một đứa trẻ biết vâng lời lại là để thuận tiện cho người lớn, hơn là sự thực hành tốt nhất cho đứa trẻ chăng?

Việc khảo sát các mô hình nuôi dạy con cái dựa trên sự vâng lời đưa ra vấn nạn: Phải chăng đỉnh cao hy vọng của chúng ta dành cho con cái là chúng sẽ phục tùng cách mù quáng những người có thẩm quyền? Điều này có vẻ không phải là công thức cho một xã hội lành mạnh hoặc an toàn.

Kể từ lần đầu tiên được nghe giới thiệu về một mô hình vâng lời là “nuôi dạy con cái theo Kitô giáo”, tôi đã nhận nuôi 1 đứa con và sinh 4 đứa con. Sau nhiều năm tìm kiếm con đường làm mẹ của riêng mình, giờ đây tôi nhận ra rằng điều tôi muốn dạy cho con không phải là để chúng vâng lời tôi hay bất kỳ ai khác một cách mù quáng; nhưng là chúng học cách phân định hoạt động của Chúa trong tâm hồn chúng, và trang bị cho chúng biết đưa ra những lựa chọn được bắt nguồn từ khả năng đồng cảm, dấn thân, quan tâm và học hỏi. Tôi muốn bọn trẻ nhận ra khi lương tâm của chúng cho thấy rằng trong trường hợp những người có thẩm quyền thiếu mục tiêu và kỹ năng giải quyết vấn đề thì chúng biết phải làm gì với vấn đề ấy. Tôi luôn tự hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu đây thực sự là ý nghĩa của việc “dạy đứa trẻ đi con đường nó phải đi”? và dạy đứa trẻ nhận ra lương tâm của chính nó?

Là một phụ huynh Công giáo, tôi tin rằng những giá trị này hoàn toàn phù hợp với đức tin của tôi. Trong gia đình, chúng tôi coi trọng giáo huấn xã hội Công giáo và xem đó là cơ sở cho việc chúng tôi hy vọng sống cuộc đời mình như thế nào. Điều này không phải vì lợi ích của các quy tắc như là một mục tiêu của chính nó mà bởi vì chúng tôi tin rằng những giáo huấn Công giáo về tính ưu việt của lương tâm—cũng như về cộng đồng, sự tham gia, và công ích—diễn tả lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với các mối tương quan của con người, và làm sao để sống hòa thuận với nhau cách tốt nhất.

Trong bối cảnh gia đình, điều này dường như nhấn mạnh sự hợp tác hơn là sự vâng lời. Rõ ràng là chúng ta không thể cho phép con cái mình tự do quyết định cuộc sống của chúng; vì đôi khi chúng có những lựa chọn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đến sự phát triển tương ứng, và đến sự an toàn của chúng (và có thể cả sự an toàn của người khác). Nhưng thay vì “đặt ra luật lệ” như một tiếng nói độc đoán từ bên trên, cha mẹ nên để con cái cùng nhau thiết lập các quy tắc của gia đình, như một tập thể. Bằng cách này, mọi người đều thấy có trách nhiệm với nhau.

Trong gia đình, kể cả trẻ em, có thể cùng nhau quyết định những giá trị chung và sau đó lập ra các quy tắc gia đình để mọi người cùng tuân theo những giá trị đó. Ví dụ, ngoài những giá trị rõ ràng về sức khỏe, về sự phát triển não bộ cách thích hợp, và về sự an toàn, trong nhà chúng tôi, mọi người đều đồng ý rằng chúng tôi coi trọng lòng trắc ẩn, và sự tư duy phản biện. Vì vậy, khi ai đó cư xử không theo tiêu chí của lòng trắc ẩn, chúng tôi sẽ dẫn người ấy trở lại với những giá trị mà người ấy đã tuyên bố. Hoặc khi một đứa trẻ tranh luận với người lớn, chúng tôi có thể khuyến khích chúng hình thành một cuộc tranh luận rõ ràng, miễn là phải có sự tôn trọng người khác.

Một người bạn của tôi là nhà thần học, đã từng nói với tôi rằng từ “vâng lời” có nguồn gốc từ tiếng Latinh có nghĩa là “lắng nghe”, cô ấy cho thấy rằng từ “vâng lời” khởi nguyên được sử dụng trong bối cảnh tu dòng của nếp sống đan viện thời cổ xưa. Chúng ta không cam kết vâng lời một cách thiếu suy nghĩ với một nhân vật có thẩm quyền—thậm chí đó là một vị thần linh! Trái lại, chúng ta cam kết lắng nghe nhau, lắng nghe công ích, và lắng nghe hoạt động của Thiên Chúa trong lương tâm của chúng ta.

Rất khó để từ bỏ tư duy về sự vâng lời theo kiểu xưa cũ. Chúng ta càng quen với cách nuôi dạy con theo một cách nào đó thì càng mất nhiều thời gian để thay đổi. Dù thế, chắc chắn là luôn có ân sủng phát triển từ từ, và mọi sự sẽ ổn thôi. Hơn nữa, luôn có đó lời mời đối với sự tự nhận thức một cách lành mạnh khi chúng ta biết tự vấn về mong muốn kiểm soát của mình: Nó đến từ đâu? Nỗi sợ nào nuôi sống nó? Kết quả sẽ là gì?

Thánh Inhaxiô Loyola dạy về những lợi ích thiêng liêng của sự dửng dưng, vốn là một thực hành rất có giá trị đối với các bậc cha mẹ. Dửng dưng không có nghĩa là chúng ta không quan tâm đến con cái, hoặc chúng ta để mình không bị ảnh hưởng về mặt cảm xúc trước lựa chọn của bọn trẻ. Nhưng dửng dưng ở đây đó có nghĩa là chúng ta chấp nhận rằng có những điều vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, và rằng có một trí tuệ siêu phàm cao hơn trí tuệ của chúng ta rất nhiều. Lời dạy của thánh Inhaxiô mời gọi chúng ta thành tâm đánh giá những mong muốn, những thất vọng, và cảm xúc của mình mỗi ngày—để thực hành sự không dính bén với những kết quả cụ thể. Khi quyết tâm cởi mở với Chúa Thánh Thần theo cách này, chúng ta được lớn lên trong sự tự do nội tâm và từ đó, cũng biết mời gọi con cái bước vào sự tự do của chính chúng.

Một trong những điều dễ bị tổn thương nhất trong việc nuôi dạy con cái là cách nó phản ánh niềm tin sâu thẳm nhất và thường không được thừa nhận của chúng ta về bản thân. Cách chúng ta đối xử với bản thân sẽ luôn định hình cách chúng ta đối xử với con cái. Sự thất vọng, xấu hổ, và chỉ trích mà chúng ta cảm thấy đối với chính mình sẽ truyền vào các hành vi nuôi dạy con cái của chúng ta. Là những người có đức tin, một phần trong việc chăm sóc đời sống nội tâm của chúng ta chính là chúng ta phải sẵn sàng nhìn vào cái bóng của mình: những phần mà chúng ta đang sợ hãi hoặc bị tổn thương—và có thể chúng đã có từ thời thơ ấu. Tiếp cận những nơi tối tăm của mình với sự dịu dàng và lòng trắc ẩn của Chúa Kitô là điều cần thiết để chúng ta dừng lại việc truyền nỗi đau của chính mình sang con cái.

Trong lãnh vực trị liệu tâm lý, điều này thường được gọi là “nuôi dạy lại đứa trẻ bên trong của bạn”. Ở một khía cạnh nào đó, điều này có lẽ tương tự như lời thúc đẩy của Chúa Giêsu rằng chúng ta phải “sinh lại” (Ga 3, 7). Khi mở lòng mời sự hiện diện của Thiên Chúa vào trong vết thương của mình, chúng ta có thể tìm thấy sự dịu dàng và thương xót đối với bản thân và được chữa lành. Đồng thời, trong tiến trình này, chúng ta mời người khác tham gia vào tiến trình chữa lành của chính họ.

Được như thế, chúng ta có thể mạnh mẽ khẳng định rằng, để “dạy đứa trẻ đi con đường nó phải đi” không phải là chúng ta có thể kiểm soát được kết quả, mà là chúng ta đồng hành cùng với con cái, để mỗi người có thể học phân định, cho chính mình, tiếng nói của tình yêu.

http://donggioanthienchua.net/de-day-tre-theo-cac-gia-tri-cong-giao.html

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm